Đọc tên, công thức của một số hoá chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm

740

Với giải Câu hỏi 1 trang 7 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Câu hỏi 1 trang 7 KHTN 8: Đọc tên, công thức của một số hoá chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hoá chất.

Trả lời:

Hình ảnh hoá chất

Tên, công thức, ý nghĩa kí hiệu cảnh báo

Đọc tên, công thức của một số hoá chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm

Tên thương mại: Hydrochloric acid.

Công thức: HCl.

Ý nghĩa các kí hiệu cảnh báo: Độc hại; Gây ăn mòn mạnh; Gây nguy hiểm cho môi trường.

Đọc tên, công thức của một số hoá chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm

Tên thương mại: Potassium hydroxide.

Công thức hoá học: KOH.

Đọc tên, công thức của một số hoá chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm

Tên thương mại: Sulfuric acid.

Công thức: H2SO4.

Ý nghĩa các kí hiệu cảnh báo: Độc hại; Gây ăn mòn mạnh; Gây nguy hiểm cho môi trường.

Lý thuyết Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Nhận biết hoá chất

- Nhận biết hoá chất: Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan.

2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

- Không sử dụng hoá chất không có nhãn hoặc nhãn mờ. Đọc kĩ nhãn hoá chất và tìm hiểu tính chất, lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng. 

- Không lấy hoá chất bằng tay trực tiếp, sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thích hợp.

- Không đặt lại các dụng cụ vào lọ đựng hoá chất sau khi sử dụng.

- Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất bắn vào người và quần áo. Không rót cồn quá đầy cho đèn cồn, không mỗi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

- Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).

- Hoá chất dùng xong nếu thừa, không được cho trở lại bình chứa.

- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

- Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.

Đánh giá

0

0 đánh giá