Tìm hiểu một loại cây được trồng nhiều nhất ở địa phương em (vai trò của cây trồng đó, tại sao cây trồng đó được trồng nhiều

8.1 K

Với giải Vận dụng trang 68 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Vận dụng trang 68 Địa lí 10: Tìm hiểu một loại cây được trồng nhiều nhất ở địa phương em (vai trò của cây trồng đó, tại sao cây trồng đó được trồng nhiều,…).

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet.

Trả lời:

Ví dụ: Em sống ở Thái Bình.

- Loại cây được trồng nhiều ở địa phương em là cây lúa nước.

- Vai trò của cây lúa nước:

+ Cung cấp lương thực cho con người, thức ăn cho gia súc.

+ Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (rượu, bia, bánh,…).

+ Xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ,…

- Cây lúa nước được trồng nhiều ở địa phương em do:

+ Diện tích đất nông nghiệp lớn.

+ Đồng bằng bằng phẳng, đất màu mỡ do được bồi đắp phù sa hàng năm từ hệ thống sông Thái Bình,…

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào

A. độ nhiệt ẩm.

B. chất lượng đất.

C. diện tích đất.

D. nguồn nước tưới.

Đáp án: C

Giải thích: Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào diện tích đất. Diện tích đất càng rộng thì quy mô sản xuất nông nghiệp càng lớn (từ hộ gia đình, hợp tác xã đến trang trại, vùng công nghiệp,…), diện tích đất hẹp thì quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả?

A. Quy mô sản xuất.

B. Mức độ thâm canh.

C. Tổ chức lãnh thổ.

D. Cơ cấu vật nuôi.

Đáp án: D

Giải thích: Đất đai với các yếu tố như quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi -> Trong các yếu tố như quy mô sản xuất, mức độ thâm canh, cơ cấu vật nuôi và tổ chức lãnh thổ thì yếu tố cơ cấu vật nuôi của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp?

A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

B. Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.

C. Sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu, sinh vật, nước.

D. Sản xuất bao gồm giai đoạn khai thác tài nguyên và chế biến.

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là

- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.

- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 67 Địa lí 10Đọc thông tin trong mục 1, hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản....

Câu hỏi trang 67 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản....

Câu hỏi trang 68 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản....

Luyện tập trang 68 Địa lí 10Trong các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố nào có vai trò quyết định xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của mỗi lãnh thổ? Tại sao?...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Đánh giá

0

0 đánh giá