Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài tập 1 trang 58 SBT Địa lí 10: Lựa chọn đáp án đúng.
Câu 1.1. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là
A. địa hình và đất đai.
B. cây trồng và vật nuôi.
C. công cụ sản xuất, vật tư nông nghiệp.
D. con người.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 1.2. Tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là
A. đất trồng và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
B. Công cụ sản xuất, vật tư nông nghiệp.
C. cây, con giống.
D. sức lao động.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 1.3. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có tác động trực tiếp tới đời sống con người do
A. khai thác hiệu quả nguồn lực để phát triển kinh tế.
B. sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
C. cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng.
D. là thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
B. khai thác hiệu quả nguồn lực để phát triển kinh tế.
C. sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
D. có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. sự phát triển của khoa học - công nghệ.
B. khí hậu Trái Đất ngày càng biến đổi.
C. không gian sản xuất của ngành ngày càng thu hẹp.
D. tỉ trọng của ngành trong nền kinh tế thế giới ngày càng giảm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 2 trang 58 SBT Địa lí 10: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Ghép: 1 – b) 2 – a) 3 – c), e) 4 – g) 5 – d).
Bài tập 3 trang 58 SBT Địa lí 10: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Ghép: 1 – a) 2 – c), d) 3 – b), e) 4 – g)
Bài giảng Địa lí 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp
Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
1. Vai trò
- Khai thác hiệu quả nguồn lực để phát triển kinh tế.
- Cung cấp sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản cho tiêu dùng và sản xuất.
- Là thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
- Sản xuất mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.
- Giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Vai trò của nông nghiệp
2. Đặc điểm
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được.
- Đối tượng của sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là sinh vật, cơ thể sống.
- Sản xuất nông nông, lâm nghiệp, thủy sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.
- Gắn với công nghệ, liên kết sản xuất, hướng tới nông nghiệp xanh.
Hình 23.2: Áp dụng công nghệ trong nông nghiệp
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm nghiệp, thủy sản
a. Tự nhiên
- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.
- Địa hình ảnh hưởng tới quy mô, hình thức canh tác.
- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ, hiệu quả sản xuất.
- Nguồn nước ảnh hưởng tới cung cấp phù sa, nước tưới.
- Sinh vật ảnh hưởng tới cơ sở tạo nên giống cây trồng, vật nuôi.
b. Kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm.
- Quan hệ sở hữu ruộng đất, chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển, quy định các hình thức sản xuất.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật làm thay đổi cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản…
- Công nghệ chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng chuyên môn hóa.