Với giải Luyện tập trang 141 Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ
Luyện tập trang 141 Địa Lí 7: Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Mỹ (trang 140), hãy cho biết lãnh thổ châu Mỹ trải dài bao nhiêu vĩ độ.
Phương pháp giải:
Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Mỹ (trang 140), xác định tọa độ điểm cực Bắc và cực Nam châu Mỹ.
=> Cộng tọa độ điểm cực Bắc và cực nam châu Mỹ, sẽ biết được lãnh thổ châu Mỹ trải dài bao nhiêu vĩ độ.
Trả lời:
Lãnh thổ châu Mĩ trải dài khoảng 126° vĩ độ (từ 72° B đến 54°N).
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Xét về diện tích, Châu Mỹ xếp hàng thứ mấy thế giới?
A. Thứ I .
B. Thứ II
C. Thứ III
D. Thứ IV.
Đáp án đúng là: B
Châu Mỹ rộng khoảng 42 triệu km2, lớn thứ hai trên thế giới sau châu Á.
Câu 2. Châu Mĩ không tiếp giáp đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Bắc Băng Dương.
D. Thái Bình Dương.
Đáp án đúng là: A
Châu Mỹ tiếp giáp với ba đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương ( Lược đồ hình 1, sgk trang 140)
Câu 3. Mục đích của đoàn tàu thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha là gì?
A. Tìm đường từ phía tây về Ấn Độ.
B. Tìm đường sang châu Á.
C. Du thuyền quanh mũi Hảo Vọng.
D. Đi xâm chiếm và khai phá.
Đáp án đúng là: B
Năm 1492, nhà hàng hải C. Cô - lôm - bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha, tiến về phía Tây với mục đích tìm đường đi sang châu Á và vô tình tìm ra châu Mĩ. (sgk trang 141).
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 139 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:..
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát Cộng hòa Nam Phi
Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ
Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ