Giáo án Địa lí 10 Bài 12 (Kết nối tri thức 2024): Nước biển và đại dương

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Địa lí 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: …………..

Ngày kí: ……………..

Bài 12. NƯỚC BIỂN VÀ DẠI DƯƠNG (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kĩ năng

- Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.

- Giải thích được hiện tượng song biển và thủy triều.

- Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương.

- Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Vẽ đươc sơ đồ, phân tích được bản đồ và hình vẽ về nước biển và đại dương.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.

- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: Hình ảnh, video về nước trong biển và đại dương. Sơ đồ hiện tượng sóng biển, thủy triều. Bản đồ các dòng biển trên Trái Đất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Thứ

Ngày, tháng

Lớp

Tiết

Sĩ số

HS vắng

           
           

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu

- Tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thứcnước biển và địa dương với bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.

b. Nội dung

Trong thủy quyển, nước biển và địa dương chiếm 97,5% tổng lượng nước. Biển và đại dương có tầm quan trọng đặc biệt với sự sống và các hoạt động kinh tế của con người. Nước biển và địa dương có tính chất gì? Trong biển và địa dương diễn ra những vận động nào?

c. Sản phẩm

HS trình bày ý kiến cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi: Mảnh ghép bí ẩn.

+Có 6 mảnh ghép, mỗi mảnh là 1 câu hỏi. Khi cả 6 mảnh được lật ra thì hình ảnh trung tâm xuất hiện (GV có thể lựa chọn hình ảnh trung tâm là cảnh đại dương) với từ khóa là “Đại dương”

+ GV gọi bất kì HS lựa chọn bất kì mảnh ghép, các câu hỏi hiện ra tương ứng.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

(1). Sông nào dài nhất ở miền Bắc nước ta? → sông Hồng.

(2). Nước mặn thường có ở đâu? → Biển, đại dương.

(3). Đại dương nào lớn nhất? → Thái Bình Dương.

(4). Sóng thần thường xảy ra ở đâu? → Đại dương.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi và lật mảnh ghép.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV dẫn dắt vào bài.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tính chất của nước biển và đại dương

a. Mục tiêu

Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương

b. Nội dung

Đọc thông tin SGK , trình bày tính chất của nước biển và đại dương.

c. Sản phẩm

Tính chất của nước biển và đại dương

- Độ muối:

+ Độ muối trung bình của nước biển là 35‰.

+ Độ muối phụ thuộc vào bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào.

+ Độ muối thay đổi theo vĩ độ và độ sâu.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình bề mặt của toàn bộ đại dương khoảng 17ºC (toàn Trái Đất là 15ºC).

+ Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm.

+ Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về 2 cực.

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.

Mỗi HS chuẩn bị 2 cờ đuôi nheo, 1 màu đỏ và 1 màu xanh. GV cử 1 HS làm thư kí. GV đọc câu hỏi, HS chọn câu trả lời đúng sai bằng cách giơ cờ. Màu đỏ là sai, màu xanh là đúng. HS ở 2 dãy sẽ thi trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:GV đọc câu hỏi, HS trả lời

(1) Nhiệt độ trung bình của toàn bộ bề mặt đại dương là khoảng 17ºC. Đúng hay sai? → Đúng.

(2) Nhiệt độ nước biển ở xích đạo cao hơn cực. Đúng hay sai? → Đúng.

(3) Nhiệt độ nước biển không thay đổi theo mùa. Đúng hay sai? →Sai.

(4) Độ muối trung bình của đại dương là 35‰. Đúng hay sai? → Đúng.

(5) Độ muối của nước biển thay đổi theo vĩ độ. Đúng hay sai? Đúng. 

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS trả lời câu hỏi, thư kí đếm số lượng, so sánh hai dãy.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sóng, thủy triều, dòng biển

a. Mục tiêu

Giải thích được hiện tượng sóng biển, thủy triều và dòng biển.

b. Nội dung

Dựa vào SGK, hoạt động nhóm.

c. Sản phẩm

- Sóng biển

+  Là hình thức giao động của sóng biển theo chiều thẳng đứng.

+ Nguyên nhân: Chủ yếu là gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn

+ Sóng thần: có chiều cao khoảng 20 - 40 m truyền theo chiều ngang. Tốc độ có thể tới 400 - 800 km/h. 

/ Do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển gây ra, ngoài ra còn do bão.

/ Sóng thần khi tràn vào bờ có sức tàn phá rất lớn

- Thuỷ triều

+ Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương.

+ Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

+ Triều cường: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thuỷ triều lớn nhất.

+ Triều kém: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thuỷ triều nhỏ nhất.

- Dòng biển

+ Có hai loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

+ Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực

+ Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 300 - 400 gần bờ đông của đại dương chảy về phía xích đạo

+ Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa

+ Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua các đại dương.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 12: Nước biển và đại dương.

Xem thêm các bài giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Giáo án Bài 12: Nước biển và dại dương

Giáo án Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước sông Hồng

Giáo án Bài 14: Đất trên Trái Đất

Giáo án Bài 15: Sinh quyển

Để mua Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá