Al2O3 + H2O → Al(OH)3 | Al2O3 ra Al(OH)3

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Al2O3 + 3H2O → 2Al(OH)3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Nhôm. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Al2O3 + 3H2O → 2Al(OH)3

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Al2O3 + 3H2O → 2Al(OH)3

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Nhôm oxit tan dần trong chỉ ở nhiệt độ rất cao tạo kết tủa keo trắng Al(OH)3

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ rất cao

4. Tính chất hoá học

a. Tính chất hoá học của Al2O3

- Al2O3 là oxit lưỡng tính.

   + Tác dụng với axit:

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

   + Tác dụng với dung dịch bazơ mạnh

    Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

    hay

    Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

    Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

- Al2O3 tác dụng với C

    Al2O3 + 9C Tính chất của Nhôm Oxit Al2O3 Al4C3 + 6CO

5. Tính chất vật lí

Nhôm oxit là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, không tác dụng với nước, nóng chảy ở nhiệt độ trên 2050oC.

6. Ứng dụng

Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại cả ở dạng ngậm nước và dạng khan.

- Dạng oxit ngậm nước là thành phần chủ yếu của quặng boxit dùng để sản xuất nhôm.

- Dạng oxit khan, có cấu tạo tinh thể là đá quý được dùng làm đồ trang sức, chế tạo đá mài …

- Bột nhôm oxit dùng trong công nghiệp sản xuất chất xúc tác cho tổng hợp hữu cơ.

Al2O3 + H2O → Al(OH)3 | Al2O3 ra Al(OH)3

7. Cách thực hiện phản ứng

- Cho Al2O3 tác dụng với nước

8. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. PbO, K2O, SnO.

B. FeO, MgO, CuO.

C. Fe3O4, SnO, BaO.

D. FeO, CuO, Cr2O3.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Phản ứng nhiệt nhôm là để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa. Vậy các oxit thỏa mãn điều kiện trên là: PbO, SnO, FeO, CuO, Fe3O4, Cr2O3.

Ví dụ 2: Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:

A. khí hiđro thoát ra mạnh.

B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.

C. lá nhôm bốc cháy.

D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg

Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

Ví dụ 3: Cho sơ đồ phản ứng : Al → X → Al2O3 → Al

X có thể là

A. AlCl3.     

B. NaAlO2.

C. Al(NO3)3.     

D. Al2(SO4)3.

Đáp án: C

Ví dụ 4: Oxit nào tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ?

A. CO2

B. SO2

C. Na2O

D. NO2

Đáp án C

Hướng dẫn giải

Oxit axit là: CO2, SO2, NO2

Oxit bazơ là: Na2O

Oxit bazơ tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

Na2O + H2O → 2NaOH

Ví dụ 5:  Cho các oxit sau: CuO, Fe2O3, N2O5, CO2, CaO. Số oxit tác dụng với nước là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Oxit tác dụng với nước là: N2O5, CO2, CaO

N2O5 + H2O → 2HNO3

CO2 + H2O → H2CO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ví dụ 6:  Oxit khi tan trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ là

A. CuO

B. BaO

C. MgO

D. SO2

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Oxit axit là: SO2 khi tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, dung dịch axit làm cho quỳ tím hóa đỏ.

SO2 + H2O → H2SO3

Ví dụ 7: Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân oxit thành bao nhiêu loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại như sau:

+ Oxit bazơ

+ Oxit axit

+ Oxit lưỡng tính

+ Oxit trung tính

Ví dụ 8: Cho các oxit sau: CO2, K2O, CaO, BaO, P2O5. Oxit tác dụng với axit để tạo thành muối và nước là

A. CO2, CaO, BaO

B. K2O, CaO, BaO

C. K2O, CaO, P2O5

D. CO2, BaO, P2O5

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Oxit bazơ là: K2O, CaO, BaO

Ví dụ 9: Oxit lưỡng tính là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

C. Những oxit tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

D. Những oxit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ 10: Cho các phát biểu sau:

(1) Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

(2) Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

(3) Oxit NO2 khi tan trong nước làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.

(4) Dung dịch axit tạo thành khi cho P2O5 tác dụng với nước là: H3PO4

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Số phát biểu đúng là: (1), (2), (4)

Phát biểu (3) sai, vì khi cho oxit NO2 tác dụng với nước thu được dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Ví dụ 11: Dãy chất gồm các oxit bazơ là

A. CaO, BaO, CuO, FeO

B. SO2, ZnO, Na2O, BaO

C. CO2, SO3, K2O, Fe2O3

D. P2O5, MgO, NO2, Al2O3

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Oxit bazơ là: CaO, BaO, CuO, FeO

Ví dụ 12: Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

A. SO3, ZnO, NO, CO.

B. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3.

C. CuO, CaO, BaO, CO.

D. Al2O3, ZnO, CO2, FeO.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ 13:  Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:

A. Na2O và K2O

B. CO2 và NO2

C. Na2O và CO2

D. BaO và CuO

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Na2O + CO2 → Na2CO3

9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Nhôm (Al) và hợp chất:

Al2O3 + 6HF → 3H2O + 2AlF3

Al2O3 + 3C + 3Cl2 → 2AlCl3 + 3CO↑

2Al2O3 + 3C + N2 → 2AlN + 3CO↑

Al2O3 + 6NaOH + 12HF → 9H2O + 2Na3AlF6

Phản ứng nhiệt phân: 2Al(OH)3 Phản ứng nhiệt phân: 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O | Cân bằng phương trình hóa học Al2O3 + 3H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá