Với giải Câu hỏi 2 trang 31 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 5: Các phân tử sinh học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 5: Các phân tử sinh học
Câu hỏi 2 trang 31 Sinh học 10: Con người thường ăn những bộ phận nào của thực vật để lấy tinh bột?
Phương pháp giải:
Thực vật dự trữ tinh bột thành các hạt trong tế bào. Các cơ quan chứa nhiều tinh bột của thực vật thường đóng vai trò dự trữ chất dinh dưỡng như: Củ, quả, hạt.
Trả lời:
Con người thường ăn những bộ phận của thực vật để lấy tinh bột đó là:
- Các bộ phận có chức năng dự trữ dinh dưỡng như: Củ, quả, hạt.
Lý thuyết Carbohydrate - chất đường bột
Carbohydrate được cấu tạo từ ba loại nguyên tố C, H và O với tỉ lệ 1:2:1 và công thức cấu tạo chung là (CH2O)n, trong đó n là số nguyên tử carbon. Carbohydrate được chia thành ba nhóm: đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide) và đường đa (polysaccharide).
Nguồn thực phẩm cung cấp đường và tinh bột cho con người và động vật đều bắt nguồn từ các bộ phận dự trữ đường và tinh bột của thực vật như củ, quả, hạt thân cây (ví dụ: củ cải đường, mía …).
a) Đường đơn
Đường đơn có 6 nguyên tử cacbon, gồm ba loại chính là glucose, fructose và galactose (H 5.1).
Các loại đường đơn này có hai chức năng chính:
(1) dùng làm nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào;
(2) dùng làm nguyên liệu để cấu tạo nên các loại phân tử sinh học khác.
b) Đường đôi
Đường đôi được hình thành do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau (sau khi loại một phân tử nước) bằng một liên kết cộng hoá trị (được gọi là liên kết glycosidic).
Đường đôi còn được gọi là đường vận chuyển và các sinh vật vận chuyển nguồn năng lượng là glucose đến các bộ phận khác nhau của cơ thể hoặc nuôi dưỡng con non (do đường đôi sẽ không bị phân giải trong quá trình vận chuyển).
Ví dụ: được tổng hợp từ lá cây, sau đó liên kết với nhau thành đường đối sucrose rồi vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây. Đường lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho các con non.
c) Đường đa
Đường đa là loại polymer được cấu tạo từ hàng trăm tới hàng nghìn phân tử đường đơn lớn là glucose).
Đường đa hay còn gọi là đường phức, bao gồm các loại tinh bột, glicogen, cellulose, chitin.
Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 28 Sinh học 10: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác cho con người. Vậy làm thế nào có thể giảm thiểu nguy cơ này để có được cuộc sống khoẻ mạnh?...
Câu hỏi 1 trang 28 Sinh học 10: Phân tử sinh học là gì?...
Câu hỏi 2 trang 28 Sinh học 10: Nêu những đặc điểm chung của các phân tử sinh học....
Câu hỏi 1 trang 36 Sinh học 10: Các amino acid khác nhau ở những đặc điểm nào?...
Câu hỏi 2 trang 37 Sinh học 10: Những thông số nào về DNA là đặc trưng cho mỗi loài?...
Câu hỏi 2 trang 39 Sinh học 10: Trình bày sự khác biệt về mặt cấu trúc giữa DNA và RNA....
Câu 6 trang 40 Sinh học 10: Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng lại bị đông đặc lại?...
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước
Bài 6: Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học