Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11

11 K

Tài liệu soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới hay nhất

* Trước khi đọc

Ngữ văn lớp 11 trang 37 Tập 1

Câu hỏi (trang 37 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Bạn hãy tìm hiểu về Ma-la-la Diu-sa-phdai, Ngày Ma-la-la và chia sẻ với các thành viên trong lớp.

Trả lời:

- Ma-la-la Diu-sa-phdai là một nhà hoạt động xã hội người Pakistan, được nhận giải thưởng Nô -ben Hòa bình năm 2014.

- Cô là người công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy các trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan.

- Ngày Ma–la –la là ngày cô xuất hiện trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái.

* Đọc văn bản

Trả lời câu hỏi trong khi đọc:

1. Theo dõi: Chỉ ra các yếu tố tự sự trong đoạn văn này.

Các yếu tố tự sự trong đoạn này là:

- Kể các câu chuyện đời thường, theo chuỗi các sự việc:

+ […] Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.

+ Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.

- Diễn đạt, rõ ràng, lời văn gần gũi.

2. Suy luận: Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng gì?

Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định tinh thần mãnh liệt, ý chí quyết tâm của Ma-la-la và mọi người đang đứng dậy kêu gọi và chiến đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Lời kêu gọi của Ma-la-la trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.

Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới | Hay nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản

Trả lời:

* Luận điểm 1: Nêu lí do và khẳng định quyền lợi

- Lí lẽ dẫn chứng:

+ “Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình”.

+ “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.”

+ …

* Luận điểm 2: Đưa ra các nguyên nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

+ “Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.”

+ “Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.”

+ Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan.

+ …

* Luận điểm 3: Lời kêu gọi

- Lí lẽ dẫn chứng:

+ “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em […]

+ “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả các trẻ em trên toàn thế giới.

+ ….

Ngữ văn lớp 11 trang 41 Tập 1

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết đã tạo cho bạn ấn tượng rõ rệt nhất? Vì sao? Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Trả lời:

- Dẫn chứng trong bài viết tạo cho em ấn tượng rõ rệt nhất là: “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.” Vì câu nói thể hiện bản lĩnh, sự tự tin của một người phụ nữ dám đứng lên, dám chiến đấu vì quyền lợi của bản thân và của tất cả mọi người xung quanh.

- Dẫn chứng trên đã giúp cho luận đề của văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc và có thuyết phục.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với các vấn đề được nêu trong văn bản?

Trả lời:

- Văn bản viết ra nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.

- Tác giả đã bày tỏ thái độ quyết liệt, mạnh mẽ cùng sự đồng cảm giữa con người với người làm nổi bật ý chí và mục đích của văn bản.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu nhận xét về nhan đề của văn bản.

Trả lời:

- Nhan đề của tác phẩm cho chúng ta thấy được vai trò và xứ mệnh của việc học quan trọng như thế nào trong đời sống. Nhan đề có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền tải phần lớn nội dung của văn bản đến người đọc, người nghe.

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích:

- Tái hiện rõ nét đời sống, thực trạng của con người đang khốn khó và khổ cực như thế nào trong hiện tại.

- Làm nổi bật các luận điểm, luận cứ giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt.

- Giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc, người nghe.

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn suy nghĩ gì về đề xuất của Ma-la-la: “Hãy đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho phụ nữ để phát triển. Một khi một nửa trong số chúng ta còn bị kìm hãm, thì tất cả chúng ta đều không thể thành công”?

Trả lời:

Em thấy đề xuất này là hoàn toàn chính xác:

Chúng ta chỉ có thể mạnh mẽ khi tất cả cùng chiến đấu, chính vì vậy khi phụ nữ bị kìm hãm sức mạnh của chúng ta cũng sẽ giảm đi một nửa. Và để chiến đấu chúng ta phải có trí tuệ, có sức mạnh và sự đồng lòng. Tri thức là nền tảng duy nhất và quan trọng giúp chúng ta có nhận thức, có ý chí và có quyết tâm lật đổ được những kìm hãm nô lệ, những kẻ khủng bố sát hại. Và chỉ có tri thức chúng ta mới có thể tự cứu lấy bản thân mình và những người chúng ta yêu quý.

Câu 7 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ nội dung trong văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.

Trả lời:

- Từ nội dung trong văn bản em liên hệ đến sự việc, hiện tượng trong đời sống mà em đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm là: Hoa hậu Hennie là người Ê đê, theo phong tục của buôn làng, chị phải lấy chồng từ rất sớm. Nhưng chị đã chống lại hủ tục, chăm chỉ học hành và phấn đấu cho tương lai. Hiện tại nhờ vào học thức và tài năng chị đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật.

- Suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội là:

+ Giúp cho con người biết nhận diện đúng sai, lựa chọn đúng đường đi lối bước.

+ Giúp nâng cao dân trí, cải tạo cuộc sống.

Tóm tắt Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

"Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới" là một câu nói được lấy cảm hứng từ cuộc đấu tranh của Ma- la- la Diu- sa- phdai- nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ. Ma- la- la đã chứng minh cho chúng ta thấy, bất kể ai và ở đâu, với một sự đam mê, quyết tâm và một tấm lòng yêu thương, ta có thể thực hiện bất cứ điều gì. Ma- la- la đã dành phần lớn cuộc đời của mình để đấu tranh cho quyền giáo dục cho phụ nữ, nhất là ở các vùng đất nghèo khó, nơi mà phụ nữ thường bị giới hạn trong quyền lợi và cơ hội của mình. Cuộc đời của Ma- la- la đã trở thành một nguồn cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới, đặc biệt là các em nhỏ. Cô đã thể hiện cho chúng ta thấy, không có gì là không thể nếu ta có đủ quyết tâm và nỗ lực. Một cây bút và một quyển sách có thể làm thay đổi thế giới, đó là sức mạnh của những lời nói và hành động của một con người. Và Ma- la- la đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần đó, khơi gợi hy vọng và khát khao cho một thế giới bình đẳng hơn cho mọi người.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tri thức ngữ văn trang 36

Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

Công nghệ AI của hiện tại và tương lai

Thực hành tiếng Việt trang 45

Hình tượng con người chinh phục thế giới trong "Ông già và biển cả"

Đánh giá

0

0 đánh giá