TOP 103 bài Mở bài Tây tiến 2023 SIÊU HAY

4.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Mở bài Tây tiến hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 1

Thảo nguyên Châu Mộc nhớ không?
Một thời lính trẻ tang bồng chưa xa.
Mỏ Mù, Tây Bắc, lau già…
Kỷ niệm xưa bỗng trắng nhoà sắc ban.

(Nhớ Tây Bắc – Phạm Ngọc San)

Chẳng biết tự bao giờ, Tây Bắc trở thành miền thương nhớ trong trái tim biết bao người, đặc biệt là với những người lính đã từng vào sinh ra tử cùng xứ hoa ban. Tây Bắc đã trở thành “nàng thơ” của biết bao thi sĩ, và tất yếu, không thể không nhắc đến thi phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi…

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 2

Quang Dũng là một nhà thơ có tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Thơ của ông thường viết về thời kỳ kháng chiến với sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người, đặc biệt là vẻ đẹp của người lính. Bài thơ Tây Tiến chính là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tây Tiến sáng tác năm 1948 gợi cảm hứng từ nỗi nhớ về thiên nhiên và người chiến binh Tây Tiến. Gợi tả về những vẻ đẹp ấy, ngòi bút Quang Dũng đã thể hiện rất xuất sắc với sự chứa chan về cảm xúc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 3

“Có một không gian nào,
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?”

(Trần Đình Chính)

​Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ thương mà Hoàng Cầm đã gửi lại mảnh đất của mình trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, là nỗi nhớ thương của người con xa quê qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đôi khi đó còn là nỗi nhớ thương trong tình yêu mà người bên ấy chỉ dám gửi cho người bên này trong bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Và Quang Dũng – người nghệ sĩ đa tài cũng không phải là một ngoại lệ khi đặt tình cảm của mình nơi những người đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Tây Tiến”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 4

Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 5

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 6

Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông từng tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải nghiệm cùng sống, cùng chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại những miền kí ức không bao giờ quên trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải nghiệm về chiến tranh, cuộc sống người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang Dũng. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh, người lính, trong đó Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách và con người của Quang Dũng. Được sáng tác năm 1947, Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ mà còn dựng lên bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 7

Chiến tranh, người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng, ghi dấu từng chặng đường, bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí chiến đấu ác liệt của cuộc chiến mà còn dựng lên những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính. Đó là hình tượng người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng trong Đồng chí của Chính Hữu, là những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ghi dấu trong mảng đề tài ngỡ như đã vô cùng quen thuộc ấy, Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần.

Bài giảng: Tây tiến

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 8

Có những bài thơ đi cùng năm tháng, đó là những bài thơ ghi lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc, là những sáng tác về những con người bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ như vậy, qua Tây Tiến, ta không chỉ thấy được bức tranh đầy hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là cuộc chiến gian khổ, có nhiều mất mát, hi sinh nhưng đó cũng là nơi vẻ đẹp của tình đoàn kết, vẻ đẹp của những người lính được bừng sáng đẹp đẽ nhất. Những người lính Tây Tiến hiện lên trong trang thơ Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ gan dạ, mạnh mẽ, kiêu hùng nhất, cũng là những chàng trai trẻ nhiệt huyết, yêu đời với tâm hồn lãng mạn nhất.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 9

Sự nghiệp của Quang Dũng không phong phú, đồ sộ như nhiều nhà thơ khác, nhưng mỗi tác phẩm ông để lại đều khắc dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nổi bật nhất là tác phẩm Tây Tiến. Qua những vần thơ đầy tinh tế mà cũng vô cùng chân thực, ông đã tái hiện thành công chân dung người lính, binh đoàn Tây Tiến.

Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng đã rời binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Mặc dù đã rời binh đoàn, những nỗi nhớ, tình yêu với binh đoàn vẫn luôn tha thiết, nó đã giúp ông kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật này. Bởi vậy, trong tác phẩm cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 10

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những dư vang dư hình của nó thì vẫn luôn còn đó, sống mãi bên đời. Người ta sẽ chẳng thể quên “có cái chết đã hóa thành bất tử” khi gặp ở trang thơ Tố Hữu, càng không thể quên hình ảnh người chiến sĩ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” đã in sâu trong thơ Chính Hữu. Tự bao giờ, người lính đã trở thành những tượng đài bất tử như thế trong thơ? Đi qua gian khó, bước tới vinh quang, những người lính Tây Tiến cũng trở thành những hình tượng “còn mãi”, “sống mãi”, “đẹp mãi”. Ta gặp lại họ trong những vần thơ thấm đẫm cảm xúc mà Quang Dũng gửi lại đoàn quân, cùng theo đó là bao nỗi nhớ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 11

Tây Tiến là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao. Tây Tiến nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 12

Chiến tranh, người lính luôn là đề tài không bai giờ cũ đối với những nghệ sỹ thời chiến. Chúng ta bắt gặp hình ảnh những người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng, trữ tình và chân thực là hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Với cách khắc họa hình tượng người lính thành công, người đọc đã không thể quên được hình ảnh những người lính cụ hồ thời kì kháng chiến chống pháp.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 13

Quang Dũng là một nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người lính cầm súng đánh giặc. Có lẽ bởi vì vậy mà những bài thơ của Quang Dũng luôn gắn liền với hình ảnh những người lính, cũng là những người đồng đội của ông. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa thật thành công hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 14

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 15

Trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 -1954, Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu. Ông là một nhà thơ đa tài, nổi bật hơn cả là lĩnh vực thơ văn với tập thơ nổi tiếng “Mây đầu ô”, trong đó đặc sắc hơn cả là bài thơ Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 16

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 17

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Video bài văn mẫu: Mở bài Tây tiến

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 18

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 19

Nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người lính. Khắc họa chân dung chiến sĩ Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, đậm chất bi tráng, Quang Dũng khẳng định, ngợi ca tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của chiến sĩ Tây Tiến, chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 20

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 21

Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng, là thành tựu của thơ ca kháng chiến chống Pháp, là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính. Trần Lê Văn đã từng có những nhân xét như: “Trước Tây Tiến Quang Dũng đã có những khúc dạo đàn khá hay nhưng thật sự chỉ đến Tây Tiến Quang Dũng mới thực sự trình làng một phong cách thơ, một diện mạo thơ”. Đó là một phong cách hồn hậu, hào hoa. Không những thế qua bài thơ Tây Tiến ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những anh hùng Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 22

Trong thời kì đấu tranh chống giặc cứu nước, người lính trở thành một hình tượng trung tâm được nhiều nghệ sĩ đi vào khai thác, thể hiện. “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng là một trong số những sáng tác như thế. Tác phẩm đã thực sự thành công khi đi vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến trong thời kì kháng chiến chống Pháp trong đó có vẻ đẹp bi tráng là vẻ đẹp nổi bật để lại trong người đọc nhiều xúc cảm.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 23

Ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Tây Tiến là một hồi tưởng rất đẹp, những kỉ niệm đầy sống động về người chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến. Hồi tưởng của một anh lính tài hoa có tinh thần xả thân vì nghĩa lớn - Quang Dũng. Cho nên, khác với vẻ đẹp của các bài thơ cùng thời, vẻ đẹp của Tây Tiến là vẻ đẹp hài hoà, hào hoa, bi tráng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 24

Đối với một tác phẩm văn chương, nhất là thơ ca, ngôn ngữ chính là chất liệu. Chất liệu có tốt, tác phẩm mới có hồn. nói như Pautopxki: “Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, đã mất sạch tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương”. Với việc lựa chọn, sử dụng ngôn từ, Quang Dũng đã rất thành công trong việc thể hiện tiếng nói của tình cảm, của trái tim ông qua bài thơ Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 25

Giả Đảo thời Đường đã từng chiêm nghiệm:

“Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu”

(Hai câu làm mất ba năm
Một ngâm, lã chã hai hàng lệ rơi)

Làm được những câu thơ vừa ý mình chưa bao giờ là đơn giản với một nhà thơ, vừa ý người đọc lại càng là chuyện khó khăn. Ấy thế mà, vẫn có những bài thơ tuyệt bút có thể khiến “kinh nhân”, xao xuyến mãi không thôi. Với vẻ đẹp ngôn ngữ, “Tây Tiến” là một bài thơ như thế.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 26

Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng, bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa và phong độ hào hùng của một nhà thơ chiến sĩ, Quang Dũng đã chạm khắc vào thời gian, vào thơ ca, và lòng người hình ảnh chiến sĩ vô danh của Thăng Long – Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Là một thi phẩm xuất sắc đạt gần đến độ toàn bích, bài thơ Tây Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những hình ảnh thơ độc đáo. Nhưng sức hấp dẫn của bài thơ chính là vẻ đẹp của chủ nghĩa lãng mạn khi khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến – người lính cách mạng xuất thân từ thành thị tham gia vào cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 27

Có một thời, nhắc đến khái niệm “lãng mạn" người ta thường đồng nhất nó với những gì xa rời thực tế, cá nhân, tiêu cực, mềm yếu... và người ta phản đối, phê phán, thậm chí tẩy chay nó. Nhưng nếu xét đến tận cùng, phần lãng mạn ấy không thể thiếu trong đời sống tinh thần, trong tâm hồn con người và cái gọi là “lãng mạn” ấy cũng thật nhiều vẻ, nhiều hình. Nó có thể làm con người ta nhỏ lại yếu hèn đi nhưng cũng có thể đem đến cho con người có sức mạnh phi thường để làm nên những điều phi thường. Ta bắt gặp sức mạnh lãng mạn ấy qua Tây tiến của Quang Dũng - một tác phẩm mang đậm chất sử thi, đậm chất lãng mạn anh hùng, lãng mạn cách mạng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 28

Quang Dũng được xem là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, ông chủ yếu viết về đề tài người lính, bởi bản thân ông xuất thân từ một người chiến sĩ, chính vì vậy đây là cảm hứng chủ đạo để ông sáng tác lên bài thơ Tây Tiến để khắc họa lại hình ảnh của những người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của mình.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 29

Quang Dũng là một trong những nhà thơ xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp và cả trong thơ hiện đại. Quang dũng còn luôn nổi tiếng với hồn thơ lãng mạn, bay bổng tài hoa đậm chất bi tráng và Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu như thế.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 30

“Tây Tiến” là một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào chống lại thực dân Pháp. Đa phần những người lính trong binh đoàn Tây Tiến đều là học sinh sinh viên, trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Năm 1948, sau khi chuyển sang đơn vị khác, nhà thơ đã nhớ về binh đoàn Tây Tiến và sáng tác ra “Tây Tiến”. Bài thơ là sự kết hợp bởi cảm hứng lãng mạn cũng như tinh thần bi tráng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 31

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có một nguồn cảm hứng bao trùm đó là cảm hứng sử thi và lãng mạn. Cảm hứng ấy hướng về cuộc kháng chiến của nhân dân chống thực dân và đế quốc xâm lược. Trong nguồn cảm hứng bất tận ấy, hình tượng người lính là hình tượng được khắc họa rõ nét để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hai đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu đã phần nào mang đến cho chúng ta vẻ đẹp sáng ngời ấy.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 32

Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp, với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông song hành cùng những chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ Việt Bắc là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc. Hai đoạn trích được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 33

Những năm tháng khói lửa bom đạn trong chiến tranh gian khổ đã đi qua nhưng những bài thơ, lời ca ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc vẫn còn vang mãi tới bây giờ. Thơ ca thời kỳ kháng chiến luôn khắc họa những hình ảnh chân thực về những con người góp phần làm cho đất nước thống nhất, trong đó có người lính Việt Nam. Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ hay trong kho tàng thơ ca cách mạng. Đọc bài thơ, người đọc cảm nhận được cảnh vật núi rừng Tây Bắc hùng vĩ mà nên thơ cùng hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn mà vẫn rất dũng cảm, oai hùng và bi tráng trước sự hi sinh vì tổ quốc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 34

Những vần thơ hào hoa vang lên đi vào lòng người trở thành những lời cảm xúc ngọt ngào đi cùng năm tháng. Và vẫn còn đó, tây tiến vang lên như một khúc hành ca của những người lính. Nó là một trong những bài thơ hay đầy cảm xúc, những vần thơ ấy vang lên vẫn giống như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một hiện tượng trong thơ Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính. Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, mang một phong cách hồn hậu,phóng khoáng. Không những thế qua bài thơ Tây Tiến chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 35

Nguyễn Đình Thi từng viết: "Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người". Giữa rừng thơ kháng chiến đầy sắc khoe hương đang nở rộ, “Tây Tiến” vẫn được người đọc rất ưa thích, đơn giản vì “một cách nhìn, một cách cảm, một cách nghĩ” ấy mà thôi. “Tây Tiến” được xem là tác phẩm đỉnh cao của đời thơ Quang Dũng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 36

Nhận xét về áng thơ của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Tây Tiến là đứa con tráng kiện và hào hoa của đời thơ Quang Dũng.” Thật vậy, bài thơ đã ghi lại dấu son trên hành trình nghiệp cầm bút của thi sĩ, đồng thời khắc sâu vào lòng bạn đọc những ấn tượng đặc biệt về một thời hào hùng của dân tộc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 37

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét về bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 38

Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc. Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt những 1945 - 1954. Qua bài thơ này, Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để vẽ lên thi đàn văn chương một bức tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 39

Vào một đêm cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, cái làng nhỏ nằm ven bờ con sông Đáy, Quang Dũng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm còn tươi nguyên. Năm ấy Quang Dũng là đội trưởng đoàn quân Tây Tiến làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh địch trên tuyến đường rừng núi Tây Bắc từ Lai Châu đến bắc Thanh Hóa. Những người lính của trung đoàn Tây Tiến sống vô cùng thiếu thốn khổ cực, vì rừng thiêng nước độc, sốt rét hoành hành, thuốc men ít ỏi, vì dưới hành quân là trập trùng núi rừng hoang vu, hiểm trở.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 40

Trong nền văn học nước nhà, thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn được coi là tài sản vô giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đấu tranh hào hùng của đất nước và con người Việt. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến, với cảm hứng yêu nước, thi ca đã thực sự hun đúc nên tượng đại của những chiến sĩ anh hùng, những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trở thành hình tượng đẹp nhất, đáng tự hào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Họ là những người sống có lí tưởng sẵn sàng lấy máu mình để tô thắm lá cờ cho Tổ quốc, đồng thời đó cũng tràn đầy tâm hồn lãng mạn hào hoa. Qua việc tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Tây Tiến”, một bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, chúng ta có thể thấy rõ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 41

Một trong những bài thơ hay mà cho tới tận hôm nay, những vần thơ ấy vang lên vẫn giống như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một hiện tượng trong thơ Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính. Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, mang một phong cách hồn hậu, phóng khoáng. Không những thế qua bài thơ Tây Tiến chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 42

Thơ ca cách mạng là một chủ đề lớn trong kho tàng thơ ca Việt Nam. Những bài thơ, ca khúc đã đi sâu vào trái tim của triệu triệu đồng bào về một thời khói lửa chiến tranh. Hình ảnh những người lính bước vào trang thơ cũng rất tự nhiên và gần gũi, là một đề tài quen thuộc trong thơ cách mạng. Nhà thơ Quang Dũng cũng góp vào kho tàng ấy một tiếng thơ đẹp Tây Tiến về hình ảnh người lính xuất thân là những người thanh niên trí thức Hà thành. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn và cũng rất dũng cảm, ngàng tàng cùng vẻ đẹp bi tráng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 43

Quang Dũng là một nhà thơ chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu của một con người tài hoa, đa tài. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là kết tinh của những trải nghiệm trong cuộc đấu tranh chống Pháp cùng những người đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến. Thành công nổi bật của của bài thơ là xây dựng được hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang dáng dấp của những người chiến sĩ thuở trước, vừa mang những vẻ đẹp hiện đại của những người chiến sĩ chống Pháp, kiên cường nhưng cũng rất đỗi hào hoa, phong nhã.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 44

Bài thơ Tây Tiến ra đời vào năm 1948, khi mà cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cam go và ác liệt nhất. Nhà thơ Quang Dũng bằng tài năng và trái tim thương nhớ đồng đội cũ đã khắc họa nên những nét chân thực nhất về hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp với hình tượng bi tráng hào hùng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 45

Quang Dũng một gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến Việt Nam. Tác phẩm ông để lại không nhiều, nhưng gây ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng bạn đọc, đặc biệt là tác phẩm Tây Tiến. Người đọc ngoài ấn tượng về khung cảnh núi non hùng vĩ, vừa mơ mộng của nơi núi rừng còn ấn tượng bởi hình tượng người lính kiên cường, anh dũng, lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh cho đất nước. Hình tượng người lính trong tác phẩm Tây Tiến mang một vẻ đẹp rất riêng, rất lạ, đặc trưng cho phong cách thơ Quang Dũng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 46

Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vô danh trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến. Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 47

Nhắc đến kháng chiến chống Pháp, ta sẽ nhớ ngay những người lính nông dân trong Đồng Chí, Chính Hữu: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Và cũng không thể không nhắc đến người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng. Bằng ngòi bút vừa hiện thực, vừa lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài bất tử về những người lính vô danh mà anh dũng, kiên cường.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 48

“Đường lên Tây Bắc vút xa mờ. Đường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như mơ... Gặp lại dấu chân cha ông, gặp lại chín năm gian khổ”. Những giai điệu trong bài hát Hành quân lên Tây Bắc của nhạc sĩ Nguyễn An Thuyên đã hơn một lần đưa ta ngược về thời gian, vượt qua khoảng cách không gian về với núi rừng Tây Bắc của một thời đạn lửa. Giữa rất nhiều tác phẩm văn chương nói chung và văn học thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng in đậm dấu ấn vùng cao Tây Bắc, Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ có vị trí đặc biệt. Đọc Tây Tiến người ta không chỉ thấy hiện lên sừng sững bức tượng đài người lính mà còn ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 49

Thế giới được tạo lập không phải một lần nhưng mỗi lần người nghệ sĩ xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập. Cỏ cây hoa lá vẫn ở đó, vẫn là cuộc sống thường ngày xung quanh ta nhưng sao khi vào những trang thơ, áng văn lại trở nên đẹp đến lạ kỳ! Hình ảnh thiên nhiên vùng Tây Bắc luôn làm chúng ta bất ngờ như thế qua từng câu chữ của “Tây Tiến”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 50

Trong cuộc đời mỗi người đã từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành những kỉ niệm những dấu ấn khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Thiên nhiên miền Tây Bắc đã để lại trong nhà thơ những cảm xúc riêng để rồi bức tranh ấy đã được tạc lại đầy hào hùng và thơ mộng trong bài thơ “Tây Tiến”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 51

Mỗi một vùng đất mà con người có cơ hội đặt chân đến ắt hẳn sẽ ít nhiều để lại trong lòng họ những ấn tượng khó phai. Với Quang Dũng thì Tây Bắc – nơi đoàn binh của ông đã từng sống và hoạt động không chỉ là một miền nhớ dạt dào bởi ở đó có bóng dáng của những người đồng đội thân thương mà nó còn để lại trong tâm trí nhà thơ những dấu ấn về hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên ấy, tuy hoang sơ, xa xôi, hùng vĩ và dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng và trữ tình. Những kí ức tươi đẹp về thiên nhiên của vùng đất Tây Bắc đầy kỉ niệm của một thời lính trẻ sẽ được Quang Dũng thể hiện trong những vần thơ của thi phẩm “Tây Tiến”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 52

Thơ Quang Dũng vừa có hơi hướng cổ điển vừa mới mẻ hiện đại. Ông có một hồn thơ tài hoa, tinh tế đa cảm. “Tây tiến” là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Bài thơ thể hiện nỗi nhơ thương da diết cháy bỏng về đồng đội Tây Tiến hào hoa kiêu dũng chiến đấu giữa miền tây hùng vĩ lệ.Bài thơ thành công một phần là là nhờ cách xây dựng hình tượng núi rừng Tây bắc hùng vĩ diễm lệ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 53

Tây Tiến là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng. Nhắc đến nhà thơ, không ai không thể không nhớ đến Tây Tiến. Bởi lẽ nó đã gắn bó một thời sâu sắc với nhà thơ. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thời kháng chiến chống Pháp được thành lập năm 1947 làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch ở vùng Thượng Lào, trấn giữ một vùng rộng lớn ở Tây Bắc nước ta và biên giới Việt Lào. Quang Dũng từng là đại đội trưởng của binh đoàn Tây Tiến nhưng đến đầu năm 1948 vì yêu cầu nhiệm vụ ông chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh làng ven bờ sông Đáy, nhớ về đơn vị cũ ông đã viết nên bài thơ. Lúc đầu, ông đặt bài thơ là Nhớ Tây Tiến nhưng về sau đổi lại thành Tây Tiến vì nhà thơ cho rằng chỉ với 2 từ Tây Tiến cũng đủ đã gợi lên nỗi nhớ là cảm hứng chủ đạo chứ ko cần đến từ “nhớ”

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 54

Tác phẩm “Tây Tiến” là một trong tác phẩm thành công nhất của chàng thi sĩ Hà thành Quang Dũng. Từ thiên nhiên hùng vĩ tới tâm tình người lính trẻ đều được nhà thơ khắc họa chân thực, đầy kiêu hùng. "Tây Tiến" giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn lãng mạn của chàng trai Hà Nội - Quang Dũng. Đường ra trận dù hiểm nguy, cái chết cận kề nhưng vẫn có những phút giây thư thái ngắm nhìn thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 55

Bài thơ Tây Tiến biểu hiện một nỗi nhớ da diết mênh mang về người, về cảnh, về những kỉ niệm mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. Quang Dũng đã sống những tháng ngày không thể nào quên trong cuộc đời cầm súng và cầm bút của mình. Hình tượng nhân vật trữ tình trung tâm bài thơ là người lính hào hoa, lãng mạn. Họ tự dấn thân vào cuộc chiến đấu với ý chí quyết tâm lớn với những ước mong cao đẹp và một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm. Bức tranh Tây Tiến vừa thơ mộng, trữ tình, dịu êm, vừa dữ dội, kì vĩ được khắc họa đậm nét qua nỗi nhớ thiết tha của người lính.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 56

Quang Dũng là nhà thơ lãng mạn, tài hoa. Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Quang Dũng. Quang Dũng viết Tây Tiến vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một làng ven con sông Đáy hiền hòa. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ đồng đội thân yêu, nhớ đoàn binh Tây Tiến, nhớ bản mường và núi rừng miền Tây, nhớ kỉ niệm đẹp một thời trận mạc. Nói về nỗi nhớ ấy, bài thơ đã ghi lại hào khí lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam, của “bao chiến sĩ anh hùng” trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ mà vinh quang. Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị bộ đội hoạt động tại biên giới Việt - Lào, miền Tây tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Quang Dũng là một cán bộ đại đội của “đoàn binh không mọc tóc” ấy, đã từng vào sinh ra tử với đồng đội thân yêu.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 57

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc nhưng thành công nhất là thơ. Ông là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp với một hồn thơ lãng mạn, tài hoa, thơ giàu chất nhạc, chất họa, được mệnh danh là nhà thơ của “Xứ Đoài mây trắng” với những tác phẩm nổi tiếng như: “ Mây đầu ô”, “Thơ văn Quang Dũng”…Trong đó tiêu biểu là bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ không chỉ là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến mà còn khắc họa rõ nét cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội qua đoạn thơ:

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 58

Tây Tiến được xem là đứa con đầu lòng tráng kiện và tài hoa của Quang Dũng và của cả nền thơ kháng chiến của văn học Việt Nam, đặc biệt là của những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Những chàng thư sinh áo trắng, rời bỏ bút mực xanh lên đường đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc, quê hương tha thiết, vì nền hòa bình của dân tộc, họ đi với trái tim kiêu hùng, anh dũng nhưng vẫn mang những nét lãng mạn, hào hoa của lớp trẻ tri thức Hà Nội. Điều ấy đã được nhà thơ Quang Dũng tái hiện một các xuất sắc trong bài thơ Tây Tiến bằng ngòi bút phóng khoáng, hồn hậu và rất mực tài hoa lãng mạng. Với khổ thơ đầu, nhà thơ đã hướng về nội tâm của người lính chiến, cũng chính là bản thân tác giả với những nỗi nhớ tha thiết miền đất Tây Bắc và vẻ đẹp vượt vượt lên khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 59

Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cùng một đề tài người lính với Nhớ của Nguyên Hồng, Đồng chí của Chính Hữu, nhưng Tây Tiến của Quang Dũng vẫn có một gương mặt riêng thật khó quên, mang đậm hào khí lãng mạn của một thời, gắn với một giai đoạn lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc.

Tây Tiến không có một sáng tạo gì khác thường, đột xuất mà vẫn là sự tiếp tục của dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất mới và rất trẻ khác hẳn với những tiếng thơ bi lụy, não nùng trước đó. Tây Tiến nhắc nhở một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng được thể hiện theo cách riêng đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng với tâm trạng cụ thể: nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ máu thịt và niềm tự hào chân thành của Quang Dũng về những người đồng đội của ông là âm hưởng chủ đạo của bài thơ, khiến cho người đọc cảm động sâu xa.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 60

Và cũng có một bài thơ như thế, những năm tháng như thế, khắc sâu vào tiềm thức bao nhiêu thế hệ người Việt ngày hôm qua, hôm nay và cả ngày mai. Đó là những ngày tháng kháng chiến chống Pháp, điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước và cả sự chiến đấu và hy sinh cao cả, trong đó đẹp nhất là hình ảnh người lính. Có rất nhiều bài thơ khai thác đề tài này, và bài “Tây Tiến” của Quang Dũng được coi là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất. Bài thơ là nỗi nhớ về một thời chiến đấu gian khổ nhưng anh hùng của chính nhà thơ bên cạnh đoàn quân Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 61

Tây Tiến bài thơ được viết trong giai đoạn nước nhà căng mình để chiến đấu chống thực dân Pháp. Bài thơ giúp người đọc cảm nhận được tình đồng đội trong thời chiến, nhớ binh đoàn hùng mạnh Tây Tiến đặc biệt là trong đoạn đầu tiên.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 62

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng thốt lên khi ông cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước ta. Vẻ đẹp ở đây không chỉ ở những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát hay những bờ biển rì rào cát trắng mà nó còn ở trong chính con người Việt Nam ta. Cùng đề tài ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người, Quang Dũng đã khắc họa tài tình vẻ đẹp vùng núi Tây Bắc và phẩm chất của những người lính qua tác phẩm "Tây Tiến". Ông sáng tác bài thơ vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh sau khi ông rời đơn vị cũ. Quang Dũng gửi gắm mọi tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết của mình vào Tây Tiến, nổi bật hơn hết là những kỉ niệm đẹp cùng với hình ảnh đêm hội liên hoan và buổi chiều sương được thể hiện tinh tế qua đoạn thơ thứ 2.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 63

Trong tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã thể hiện những nỗi niềm, tình cảm của mình về vùng đất Tây Bắc – nơi mà đoàn binh Tây Tiến của ông đã có rất nhiều những kỉ niệm tươi đẹp với đất, với người. Ngay từ khi đọc những dòng thơ đầu của tác phẩm có lẽ người đọc đã thấy ấn tượng về thiên nhiên Tây Tiến với sự hùng vĩ, hoang sơ và có lúc thật dữ dội, nguy hiểm khiến bước chân của người lính cũng trở nên mỏi mệt, rã rời. Thế nhưng, đến khổ thơ thứ hai, những mỏi mệt, rã rời ấy như lùi ra xa nhường chỗ cho không khí tươi mới của một đêm liên hoan ấm tình quân dân nhưng cũng chất chứa những suy tư chính ở nơi doanh trại.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 64

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - nở ra từ một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, hào hoa, một ngòi bút tinh tế và lãng mạn - được coi là bông hoa đầu mùa vừa đẹp vừa lạ. Bài thơ không chỉ khắc họa thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở hay những gian khó trập trùng nơi núi cao vực sâu mà bên cạnh đó, ta cũng có cơ hội được cảm nhận bức tranh thiên nhiên gợi cảm, nên thơ cùng những giờ phút liên hoan tưng bừng, lãng mạn giữa những tháng năm khói lửa hào hùng. Và 8 câu thơ ở khổ thơ thứ hai là những vần thơ đã khắc họa rõ nhất vẻ đẹp lãng mạn ấy.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 65

Quang Dũng là một hồn thơ lãng mạn, tài hoa, là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, là nghệ sĩ của những vần thơ giàu chất nhạc, chất họa. “Tây Tiến” là thi phẩm nổi tiếng nhất của ông, được bao nhiêu thế hệ bạn đọc yêu mến. Cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ trải theo những cung đường dãi dầu mà mỹ lệ nơi đoàn binh Tây Tiến đã đi qua và để lại bao kỉ niệm đẹp. Có những kỉ niệm thật dữ dội nhưng cũng có những kỉ niệm thật êm đềm. Kỉ niệm êm đềm ấy giúp ta cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp lãng mạn của những người lính Tây Tiến thuở nào:

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 66

Thơ ca muôn đời nay luôn là tiếng lòng của người nghệ sĩ, là cây đàn muôn điệu đa bậc nhiều cung cảm xúc khác nhau. Thơ ca cũng là cầu nối giữa trái tim đến với trái tim, đi tìm chân trời của một người đến chân trời của triệu người. Bài thơ "Tây Tiến” của Quang Dũng cũng đã thực sự trở thành tiếng nói tri âm của độc giả. Đọc đoạn 2 của bài thơ ta ấn tượng sâu sắc về những kỉ niệm và nỗi nhớ qua đó tác giả thể hiện sinh động vẻ đẹp lãng mạn hào hoa của chiến sĩ Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 67

Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm (1921-1988). Là nhà thơ với một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và tài hoa. Trong thơ Quang Dũng thường kết hợp hiện thực và chất men say lãng mạn tại nên nét độc đáo trong thơ ông. Chính vì vậy ông được mệnh danh là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”. Trong sự nghiệp sáng tác của mình Quang Dũng để lại nhiều bài thơ có giá trị trong đó phải kể đến “Tây Tiến”. Bài thơ không chỉ khắc họa thành công bức chân dung người lính Tây Tiến mà còn là vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi vùng núi Tây Bắc được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ thứ 2.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 68

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Ở trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 69

Quang Dũng là một trong những nghệ sĩ rất đa tài. Ông có thể vẽ tranh, làm thơ, ông còn biết sáng tác nhạc. Thơ ca của Quang Dũng nổi bật với một hồn thơ lãng mạn, hào hoa, thấm đượm nghĩa tình và tinh thần dân tộc. Bài thơ Tây Tiến là một trong những bài thơ thể hiện cái tình đó của Quang Dũng. Lúc đầu bài thơ có tên “Nhớ Tây Tiến”. Sau bỏ “nhớ” giữ lại “Tây Tiến” vì Quang Dũng cho rằng bài thơ vốn đã tràn đầy nỗi nhớ, người đọc sẽ cảm thấy. Bài thơ được nảy sinh trong những năm tháng không thể nào quên, từ một môi trường sống và chiến đấu không thể nào quên của cuộc đời người lính

Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về kỉ niệm với thiên nhiên Tây Bắc và đơn vị cũ của mình. Trong tác phẩm, hình tượng những người lính Tây Tiến được thể hiện rất rõ trong đoạn thơ thứ 3 của bài thơ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 70

Những bài thơ hay thường tạo nên nhiều kiểu rung cảm thẩm mĩ nơi người đọc, thậm chí còn gây nên nhiều tranh luận xung quanh các câu chữ, hình ảnh, cảm xúc... Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ như thế. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, Tây Tiến không chỉ đứng vững mà còn có sức sống kì diệu. Trong tâm hồn thi nhân, Tây Tiến là một thời để thương, để nhớ, nhớ những kỉ niệm của người chiến binh trong những ngày tháng sống và chiến đấu cùng binh đoàn, nhớ cảnh rừng núi Tây Bắc vừa hiểm trở vừa hùng vĩ vừa không kém phần thơ mộng, nhớ những tháng ngày hành quân gian khổ, nhớ những kỉ niệm đẹp đẽ, những thời khắc nghỉ lại bản làng đầm ấm, thắm thiết tình quân dân…

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 71

"Tây Tiến" là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút viết về "anh bộ đội Cụ Hồ" trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ - chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ của Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường. Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sông Đáy hiền hòa. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài "Tây Tiến", đã khắc hoạ khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 72

Theo dòng kí ức, ngược về quá khứ, ta đã bắt gặp không biết bao nhiêu hồn thơ khiến mỗi chúng ta đắm say mê mẩn như lạc vào thế giới đó. Quang dũng cũng là một nhà thơ như vậy. Ông là người tài hoa, vẽ tài hát giỏi, thơ hay. Ông để lại cho đời nhiều bài thơ với những âm hưởng đặc sắc. Tiêu biểu là bài thơ Tây Tiến mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn mà ta được học ở chương trình phổ thông. Có thể nói, cả bài thơ là nỗi nhớ về Tây Tiến, về những người đồng đội nhưng nỗi nhớ da diết, lắng đọng nhất lại được nhà thơ tập trung thể hiện rõ nhất ở việc khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ ở khổ 3 của bài thơ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 73

Mọi thứ có thể bị lãng quên nhưng những người con đã hi sinh vì đất nước, vì dân tộc thì mãi mãi được khắc ghi, sống mãi với thời gian. Những người lính vĩ đại của dân tộc được khắc họa trong những áng văn thơ cũng sẽ là những bức tượng đài uy nghiêm trường tồn mãi mãi với thời gian. Những người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến cũng là những người như vậy. Khổ cuối bài thơ một lần nữa khắc họa lên những đặc điểm đáng quý của những người lính đó.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 74

Một bản nhạc hay là một bản nhạc không chỉ đoạn điệp khúc hay đoạn mở đầu hay mà đoạn cuối cũng phải hay, một tác phẩm văn học hay là một tác phẩm không chỉ hay phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc cũng mang tính gợi mở hay hướng người đọc tưởng tượng đến một viễn cảnh nọ. Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có những đoạn nói về những cuộc hành quân gian khổ, những đêm liên hoan văn nghệ hay bức tượng đài người lính Tây Tiến rất ý nghĩa, rất hay. Thế nhưng lại có rất ít người biết rằng bốn câu thơ cuối bài thơ cũng rất đáng được chú ý. Bởi đây là một đoạn thơ thể hiện được tấm lòng của nhà thơ dành cho Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 75

Bài thơ “Tây Tiến” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Quang Dũng mà người đọc ấn tượng nhất. Bài thơ viết năm 1948. Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ. Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài thơ, ông cũng không quên lột tả trần trụi những gian khổ hi sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều nó thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng tráng. Khổ cuối bài thơ cũng rất đặc sắc, gói gọn tình cảm của nhà thơ vào những câu chữ:

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 76

Tây Tiến là một trong những bài thơ được xem là hay nhất của Quang Dũng. Bài thơ được viết năm 1984, ở làng Phù Lưu Chanh khi ông tạm xa đơn vị một thời gian. Đoàn quân Tây Tiến được thành lập mùa xuân năm 1947, chiến sĩ của đơn vị phần đông là người Hà Nội. Nội dung chủ yếu của bài thơ khắc họa người lính hào hoa và vẻ đẹp bi tráng. Đoạn cuối bài thơ Tây Tiến thể hiện cảm nghĩ của tác giả về đoàn quân và tình cảm đồng đội trong những ngày tháng chiến đấu đầy kỉ niệm.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 77

Quang Dũng (1921-1988 ) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. – Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông. – Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ . Có thể nói, nỗi nhớ da diết những người đồng đội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc hoạ bức chân dung người lính Tây Tiến : Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 78

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài trong nhiều thể loại văn học từ viết văn, làm thơ, vẽ tranh, viết nhạc…Trong đó, ông được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực thơ ca, với phong cách nghệ thuật độc đáo cùng hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng, Quang Dũng đã mang đến cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm đặc sắc mang màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là viết về hình tượng người lính: vừa kiên cường bất khuất lại vừa hào hoa phong nhã. Đặc biệt, bài thơ Tây Tiến cho ta thấy rõ nét nhất về phong cách nghệ thuật và những nét mới mẻ này của Quang Dũng. Tây Tiến được viết vào năm 1948, khi Quang Dũng phải chuyển đơn vị công tác nhưng vẫn luôn nhung nhớ về đồng đội, về đơn vị cũ. Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng, nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đồng đội và người dân Tây Bắc, đồng thời cũng phác họa chân dung người lính Tây Tiến đầy sống động, chân thực với những vẻ đẹp kiêu dũng, hào hoa lãng mạn.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 79

Ẩn sau cái vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ đầy thơ mông của thiên nhiên vùng núi rừng Tây Bắc là biết bao hiểm nguy đang rình rập. Dường như cảnh hùng vĩ của núi non ấy đã làm nổi bật lên vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, họ như một tượng đài bất diệt, vừa mang vẻ đẹp kiêu hãnh, bất khuất của người lính cụ Hồ vừa mang vẻ tài hoa phong nhã của những chàng trai Hà thành. Bài thơ “Tây Tiến” được tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh, những nỗi gian lao vất vả của người lính trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng, những điều đó không làm họ chùn bước, những người lính vĩ đại ấy vẫn luôn lạc quan yêu đời và chiến đấu một cách anh dũng kiên cường.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 80

Quang Dũng không chỉ là một nhà thơ chỉ biết cầm bút sáng tác mà ông còn là một người lính biết cầm súng đánh giặc. Có lẽ cũng chính vì vậy mà những tác phẩm của Quang Dũng luôn gắn liền với cách mạng, với những hình ảnh của người lính, người đồng đội của ông. Trong đó, Tây Tiến là tác phẩm nổi bật nhất làm lên tên tuổi của ông. Với phong cách sáng tác mới mẻ cùng bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa lên hình ảnh của đoàn binh Tây tiến một cách chân thực và sinh động với khí thế hiên ngang, anh dũng cùng tâm hồn lãng mạn, thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 81

Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng tuy không phong phú, đồ sộ như các nhà văn, nhà thơ khác, nhưng mỗi tác phẩm của ông đều rất đặc sắc và để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Trong đó, nổi bật nhất là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn tả thực cùng những vần thơ đầy tinh tế ,ông đã phác họa thành công hình tượng người lính, binh đoàn Tây Tiến vô cùng chân thực.

Tây Tiến được sáng tác tại Phù Lưu Chanh-nơi công tác mới của ông sau khi rời binh đoàn Tây Tiến. Vì qua nhớ nhung những kỷ niệm với đơn vị cũ, đồng đội và với con người vùng đất Tây Bắc nên ông đã chắp bút và viết lên tác phẩm này. Bởi vậy, cảm xúc chủ đạo trong tác phẩm đó chính là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 82

Chiến tranh, người lính luôn là đề tài muôn thuở, không bao giờ cũ đối với các nhà văn, nhà thơ trong thời chiến. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh những người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo nhưng lại mang một lý tưởng cách mạng cao đẹp trong “Đồng chí” của Chính Hữu, hay những người lính luôn lạc quan yêu đời trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đó là hình ảnh người lính  trong “Tây Tiến” của Quang Dũng. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn tả thực cùng vần thơ phóng khoáng, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính mang vẻ đẹp kiêu hùng, kiên cường và hào hoa lãng mạn. Đồng thời, Tây Tiến cũng nói lên nỗi nhớ nhung da diết về những người đồng đội thân yêu và con người vùng đất Tây Bắc đã cùng ông trải qua những ngày tháng chiến đấu gian lao.  

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 83

Nếu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn học Việt Nam với tác phẩm tiêu biểu là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật thì ở thời kì kháng chiến chống Pháp, bài thơ được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã thể hiện lên vẻ đẹp hào hùng, anh dũng của những người chiến sĩ dưới ngòi bút tài hoa, lãng mạn đầy thi vị của tác giả. Có lẽ khó có một bài thơ nào trong thời kì này sánh được bằng đoàn binh Tây tiến của ông.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 84

Chiến tranh đã đi xa nhưng mỗi khi nhắc lại, ta vẫn không thể nào quên được bao kí ức về những năm tháng gian lao mà đẹp đẽ của dân tộc. Trang sử vàng của đất nước có lẽ được bắt đầu từ đôi tay của những người lính. Họ có thể là những người nông dân, những trí thức, những người có địa vị trong xã hội.... Những con người khác nhau với cuộc sống khác nhau, nhưng khi xảy ra chiến tranh, họ sẵn sàng đi theo tiếng gọi con tim, gác lại toàn bộ công việc để lên đường đi cứu nước. Hình ảnh người lính có lẽ được khắc họa đẹp nhất, chân thực nhất qua bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 85

Bài thơ Tây tiến được sáng tác năm 1948 - thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc vẫn còn nhiều gian lao, thử thách - là một trong những bài thơ hay nhất, thể hiện rõ nhất từ hình ảnh, cuộc sống cho đến tâm hồn những người lính chiến đấu xa nhà. Những địa điểm mà người lính từng đi qua hay hình ảnh những người dân ở đó đều có thể trở thành những gì thân thuộc nhất với người chiến sĩ. Đọc bài thơ, ta có thể hiểu thêm về những người anh hùng của dân tộc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 86

Thiên nhiên, núi rừng Tây bắc luôn hiện lên với một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng không kém phần hiểm nguy. Ấy thế mà hình ảnh những người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng lại hiện lên thật hào hùng, lãng mạn trên nền bức tranh thiên nhiên núi rừng đó. Bài thơ là một trong những tuyệt tác của Quang Dũng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1954 - 1945. Cho đến nay, mỗi khi nhắc lại, ta vẫn không thể quên được những hình ảnh đoàn binh Tây tiến anh dũng, rực lửa thuở nào!

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 87

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và “Tây Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 88

Người lính, hình ảnh thân thương và rất đỗi cao cả ấy, đã đi vào thơ ca và làm trăn trở biết bao ngòi bút thi nhân. Hoàng Trung Thông từng viết: “Ta viết tiếp bài thơ báng súng/ Con lớn lên viết tiếp thay cha/ Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống/ Người hôm nay viết tiếp người hôm qua”. Nhà thơ, qua nhiều thế hệ, họ đã cùng nhau viết về những người lính, với những góc nhìn khác nhau. Quang Dũng cũng từng gửi tâm sự của mình qua những dòng thơ viết về người lính trong “Tây Tiến” – một bài thơ đặc sắc của thơ ca Cách mạng Việt Nam.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 89

“Không có ong mật thì chẳng có mật ong, và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học…”. Thật vậy, người nghệ sĩ tâm huyết góp nhặt cái muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời để rồi gửi cái hồn, cái nỗi lòng, tâm sự của mình vào từng câu thơ, trang văn nghệ thuật. Quang Dũng viết “Tây Tiến”, qua thơ ông gửi trọn nỗi niềm nhớ nhung, trân trọng khi nghĩ về những người lính, về đồng đội và miền đất đã từng một thời gắn bó ấy.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 90

Cho đến nayTây tiến vẫn là một đài thơ(Thi Sơn)đầy kỳ bí.Cái ma lực,cái âm hưởng của bài thơTây tiến…chưa ai lý giải hết được.Phải chăng cái hay là bởi lời thơ,ý thơ,hình tượng thơ Giầu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc ? Con người nồng hậu,nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây tiến. Với Tây tiến,Quang Dũng dưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm,của sự vọng tưởng diệu huyền.Với Tây tiến,Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 91

Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm hồn thăng hoa trong những lời thơ sâu sắc: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Trong cuộc đời mỗi người từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn, trở thành những kỉ niệm khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến, về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại chân thực trong bài thơ Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 92

Thời kì kháng chien đã đi qua nhưng dấu ấn của nó vẫn còn im đậm trong những sáng tác của thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi bài thơ hướng đến phản ánh những vẻ đẹp khác nhau và Quang Dũng đã viết riêng bài thơ Tây Tiến để khắc họa chân dung những người lính anh dũng, hào hoa,…cùng nỗi nhớ cảnh và người nơi đây. Tất cả tạo nên những khoảng lặng khó có thể quên trong tâm hồn bạn đọc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 93

Nhà thơ Giang Nam đã từng viết trong tác phẩm của mình:
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”
Mỗi lần đọc lại những câu thơ này là trong lòng tôi lại dâng lên những nỗi niềm bồi hồi khó tả. Bởi nhà thơ Giang Nam đã từng cảm động vì Tây Tiến nhiều như thế, tôi đã đọc bài thơ này và có vẻ như cũng phải lòng thi phẩm này như vậy. Với Tây Tiến đặc biệt là với…. dòng thơ, Quang Dũng đã phác họa lên….

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 94

Phong trào thơ mới 1932 – 1945 đánh dấu sự thành công vượt bậc của văn học Việt Nam với sự đóng góp bởi các tên tuổi nổi tiếng với phong cách thơ lãng mạn, hào sảng nổi trội trong làng thơ như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Quang Dũng… Và hẳn nhiên, không ai có thể quên Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, bởi riêng mình Quang Dũng dường như đã tự tách biệt mình ra với hướng đi của các nhà thơ lãng mạn khác.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 95

Nhà thơ Chế Lan Viên có lần đã viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành những dấu ấn, thành những kỉ niệm khó quên. Nhà thơ Quang Dũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến, về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại khá chân thực trong bài thơ Tây Tiến. Ở đó có những kỉ niệm hiện lên đẹp đẽ, lung linh hơn bao giờ hết: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…hoa đung đưa”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 96

Trong những năm kháng chiến, hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác của những nhà thơ, nhà văn. Những con người giản dị, bất khuất, hồn nhiên mà cũng thật mạnh mẽ, hào hùng đã đi vào thơ Tố Hữu, Hồng Nguyên, Chính Hữu,…chân thực và sinh động. Trong số đó không thể kể đến Tây Tiến của Quang Dũng – một tác phẩm đã đi vào lòng người, bởi ở đó Quang Dũng đã khắc họa được bức tượng đài về anh bộ đội cụ Hồ những năm kháng chiến chống Pháp: hào hoa, lãng mạn, bi tráng, đậm chất thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 97

Có những vùng đất, chẳng phải quê hương mình nhưng vẫn thật luyến lưu khi rời xa. Xa rồi, tâm hồn cứ nhớ mãi về núi ấy sông ấy. Xa rồi, tâm tưởng cứ hiện về khắc khoải theo bóng dáng con người ấy. Ở làng Phù Lưu Chanh, cũng từng có người chiến sĩ Quang Dũng khắc nỗi nhớ lên trang giấy về miền vforum.vn quá khứ thân thương bằng những vần thơ trong “Tây Tiến”. Nỗi nhớ thương ấy đi từ nhà thơ, qua câu chữ, để truyền vào tâm tư người đọc, để ta cùng hòa điệu tâm hồn trong bản đàn nhớ Tây Tiến, nhớ quá khứ gắn bó nghĩa tình.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 98

Buy- phông từng khẳng định: “Phong cách chính là người”. Qua giọng thơ ta có thể nhận ra người thơ. Chẳng ở đâu tìm được một tiếng thơ “sắc nhọn như thủy tinh gằn” của Tú Xương, tiếng thơ “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” như Xuân Diệu, một hồn thơ chứa cả một thế giới Kinh Bắc nơi Hoàng Cầm. Và trong dàn đồng ca của những khúc tráng ca hào hùng thời kháng chiến chống Pháp, ta vẫn nhận ra một tiếng thơ vừa lãng mạn, phóng khoáng lại rất mực tài hoa như chính tâm hồn của người cầm bút vậy- Quang Dũng. Có thể nói: “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện một cách đầy đủ nhất những điều ấy.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 99

Giống như Thôi Hiệu và “Hoàng Hạc lâu”, nếu như nói mười tác giả tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Pháp, có lẽ Quang Dũng sẽ không được gọi tên. Nhưng nhắc đến mười bài thơ tiêu biểu của thời kì này thì không thể không nhắc đến bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Cái phong vị rất riêng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà lại mới lạ một cách đáng ngạc nhiên chính là điều giúp cho tác phẩm vượt qua trở ngại thời gian mà sống cùng người đọc đến giờ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 100

Thơ ca cách mạng đã in dấu bao ngòi bút thơ chiến sĩ. Hòa mình vào công cuộc kháng chiến, tham gia chiến đấu nên nhà thơ cách mạng thấu hiểu đến tận cùng nỗi khó khăn, rung cảm sâu đậm trước mất mát và cất vang lời ca ngợi lòng dũng cảm xông pha. Rời quê hương để chiến đấu nơi xa xôi, Quang Dũng gắn bó với mảnh đất Tây Bắc bằng những ngày tháng hành quân bên đồng đội, bằng những nghĩa tình của khói cơm nếp quẩn quanh cùng gió sương. Đến khi phải rời xa, quá khữ thắm thiết nghĩa tình ấy vẫn ùa về để chảy tràn trong cảm xúc, cất thành lời thương lời nhớ trong “Tây Tiến” - nỗi nhớ khôn nguôi về thiên nhiên và con người trong cơn sóng trào thiết tha

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 101

Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta những hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thật xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 102

Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa, ông có thể sáng tác văn thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông nổi tiếng nhất trong lĩnh vực viết thơ văn, với tâm hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã tạo ra cho thơ văn kháng chiến một nét mới lạ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa anh dũng kiên cường vừa hào hoa phong nhã. Những nét mới lạ này được phản ánh rõ qua bài thơ được xem là tuyệt phẩm thơ văn của Quang Dũng - Tây Tiến. Tây Tiến được viết năm 1947 khi Quang Dũng rời xa những người đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để sang đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm gắn kết với những người đồng đội và miền đất Tây Bắc mà còn khắc họa đầy sinh động chân dung những người lính Tây Tiến vừa quả cảm, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 103

“Có khoảng không gian nào, đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào, sâu thẳm hơn tình thương”
Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ thương. Nếu như Giang Nam gửi nỗi nhớ về quê hương của mình qua bài thơ cùng tên (Quê hương), Hoàng Cầm gửi tình yêu vùng đất Kinh Bắc qua bài thơ “ Bên kia sông Đuống” thì Quang Dũng – nhà thơ đa tài và cũng rất mình đa tình lại lựa chọn và khai phá một nỗi nhớ thương mới – nỗi nhớ thương về đoàn quân, nhớ thương về vùng đất, về con người qua một thi phẩm với tựa đề: “Tây Tiến”….

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Quang Dũng (1921 - 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.

- Quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Ông học đến bậc Trung học ở Hà Nội. Đến sau Cách mạng tháng Tám, Quang Dung tham gia quân đội. Từ năm 1954, ông là biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học.

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn nhạc…

- Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)...

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

  • Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam.
  • Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nứa (Lào).
  • Xuất thân: chủ yếu là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ)

- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, lấy tên là “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”

2. Bố cục

- Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến

- Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

- Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến

- Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

3. Nội dung chính

      Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Đặc biệt là cảnh sông nước mênh mang, mờ sương khói của Tây Bắc càng làm cho bức tranh thiên nhiên ở đây hiện lên đầy ấn tượng và trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của những người lính Tây Tiến Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng. Những chặng đường hành quân dài qua núi non gập ghềnh, trắc trở và những trận chiến hùng tráng, sự hi sinh mất mất cũng không làm hình ảnh của các anh

4. Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm

5. Thể thơ: 7 chữ (thất ngôn)

6. Giá trị nội dung

- Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

- Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.

7. Giá trị nghệ thuật

- Những sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng với bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.

- Ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ

- Bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng

Đánh giá

0

0 đánh giá