Toluen (C7H8): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

4.6 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức lý thuyết trọng tâm bao gồm định nghĩa, tính chất, ứng dụng và

cách điều chế của C7H8 (Toluen) trong bài viết dưới đây, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn

thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

1. Định nghĩa về Toluen C7H8 là gì?

Toluen là một hợp chất hyđrocacbon thơm. Đây là một chất lỏng trong suốt, có mùi thơm nhẹ, không tan trong cồn,

ether, acetone và hầu hết các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước. 

Toluen có công thức là C7H8.

Toluen còn có các tên gọi khác nhau đó là metylbenzen hay phenylmetan, Toluol, … 

Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in,

chất kết dính,…

Cấu tạo phân tử của Toluen như thế nào?
Cấu tạo phân tử của Toluen như thế nào?

2. Tính chất lý hoá của toluen C7H8

2.1 Tính chất vật lý của Toluen C7H8

  • Toluen là dang chất lỏng trong suốt mùi thơm nhẹ và không vị. Toluen có khả năng bay hơi lớn và dễ cháy, dễ bắt lửa.
  • Toluen không tan trong cồn, ether, acetone và các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước. 
  • Khối lượng phân tử của Toluen là 92.14 g/mol.
  • Tỷ trọng của Toluen là 0.8669 g/cm3. 
  • Độ hoà tan trong nước của Toluen là 0,053 g/100 mL (20-25 °C).
  • Nhiệt độ nóng chảy của Toluen là −93 độ C.
  • Nhiệt độ sôi của Toluen là 110.6 độ C.
  • Nhiệt độ tới hạn của Toluen là 320 độ C.
  • Độ nhớt của Toluen là 0,590 cP ở 20 độ C. 

2.2 Tính chất hóa học của Toluen C7H8

Tính chất hóa học của Toluen như thế nào?
Tính chất hóa học của Toluen như thế nào?

Toluen tham gia phản ứng với chất brom khan cho ra brom toluen và axit HBr

    • Br2 + C6H5CH3 → C6H5CH2Br + HBr

Toluen tham gia phản ứng với khí clo tạo thành diclometan và axit HCl trong điều kiện có sự xúc tác của ánh sáng.

    • Cl2 + C6H5CH3 → HCl + C6H5CH2Cl

Toluen tham gia phản ứng với nitro hóa tạo ra nitrotoluen và nước .

Toluen tham gia phản ứng cộng với H2 tạo ra metylxiclohexan.

Toluen tham gia phản ứng oxy hóa với nhóm metyl.

Tóm lại, Toluen là mang đầy đủ tính chất hóa học của nhóm hidrocacbon như dễ dàng tham gia phản ứng thế nhưng khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa. 

  • Thương hiệu: Merck – Mỹ
  • Số CAS: 108-88-3
  • Số EC: 203-625-9
  • Khối lượng phân tử: 92,14 g / mol
  • Điểm sôi: 110,6 ° C (1013 hPa)
  • Tỉ trọng: 0,87 g / cm3 (20 ° C)

3. Cách điều chế Toluen C7H8

CÁCH ĐIỀU CHẾ TOLUEN
CÁCH ĐIỀU CHẾ TOLUEN

Có nhiều cách điều chế toluen như dùng CaCl2, CaH2, CaSO4, P2O5 hay natri để tách nước hoặc cho benzen tinh

khiết tác dụng với CH3Cl để tạo ra toluene. Tuy nhiên cách này không hiệu quả vì benzen cũng là một dung môi khá

tốn kém. 

Hiện nay, người ta dùng phương pháp chưng cất dầu mỏ hoặc than đá để tạo ra dung môi toluen trong sản xuất

công nghiệp, vừa tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa sản xuất với số lượng lớn giảm thiểu chi phí sản

xuất.

C6H6 + Cl2 →  C6H5Cl + HCl

C6H5Cl + CH3Cl + 2Na →  C7H8 + 2NaCl

C6H6 + CH3Cl-->C7H8 +HCl 

4. Ứng dụng của Toluen C7H8

CÔNG DỤNG CỦA TOLUEN
CÔNG DỤNG CỦA TOLUEN
  • Toluen ứng dụng như là một dung môi hàng đầu của các ngành công nghiệp.
  • Toluen được dùng chủ yếu trong làm dung môi như dung môi pha sơn, chất pha loãng. 
  • Toluen được dùng để sản xuất nhựa tổng hợp, sản xuất keo dán và các sản phẩm cùng loại, dùng trong keo dán cao su, xi măng cao su, … 
  • Toluen được dùng làm chất cải thiện một vài chỉ số của xăng dầu, và làm chất mang phụ gia cho nhiên liệu.
  • Toluen cũng được ứng dụng vào sản xuất mỹ phẩm đặc biệt là nước hoa.
  • Ngoài ra, Toluen còn được ứng dụng như chất tẩy rửa, dùng để sản xuất thuốc nhuộm và điều chế thuốc nổ
  • TNT cũng như sản xuất mực in. 
Đánh giá

0

0 đánh giá