KOH + Cl2 → KCl + KClO + H2O l KOH ra KCl l KOH ra KClO

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình KOH + Cl2 → KCl + KClO + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình KOH + Cl2 → KCl + KClO + H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học

  2KOH + Cl2 → KCl + KClO + H2O          

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Ban đầu mẩu quỳ có màu xanh, sau khi phản ứng xảy ra màu quỳ bị mất.

3. Điều kiện phản ứng

- Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

a. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)

KOH là một bazo mạnh phản ứng được với Cl2.

b. Bản chất của Cl2 (Clo)

- Trong phản ứng trên Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.

Cl2 có khả năng tác dụng với dung dịch kiềm loãng, nguội hoặc đặc nóng để tạo ra các sản phẩm khác nhau.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của KOH

Là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

  • Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với oxit axit như SO2, CO2

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

  • Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

  • Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR + KOH → RCOOK  + R1OH

  • Tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

  • Tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

  • KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion Na+ và OH-
  • Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

  • Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

5.2. Tính chất hóa học của Cl2

a. Tác dụng với kim loại

Clo tác dụng với hầu hết các kim loại sinh ra muối clorua

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Lưu ý: Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm; tốc độ nhanh và tỏa nhiều nhiệt

b. Tác dụng với hiđro

Ở nhiệt độ thường, khí clo không phản ứng với hiđro

Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy thì phản ứng xảy ra nhanh và có thể nổ ( mạnh nhất khi tỉ lệ mol là 1:1)

H02 + Cl02 → H+1Cl−1

c. Tác dụng với nước

Một phần khí Clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipocloro có tính tẩy màu mạnh do có H+1ClO là chất oxh rất mạnh.

0Cl2+ H2O ⇄ H−1Cl + H+1ClO

=> Khi Clo tan trong nước, diễn ra cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

d. Tác dụng với dung dịch kiềm

Cl2 + 2NaOH \overset{t^{o} }{\rightarrow} NaCl + NaClO + H2O

e. Tác dụng với một số hợp chất có tính khử

Cl2 + 2FeCl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2FeCl3

Cl2 + H2\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2HCl + S

4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4

Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

6. Cách thực hiện phản ứng

- Dẫn khí Cl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch KOH có chứa màu quỳ tím.

7. Bạn có biết

- KClO có tính oxi hóa mạnh, có thể tẩy màu và tiêu diệt vi khuẩn.

8. Bài tập liên quan

Câu 1. KOH không thể phản ứng với khí nào sau?

A. SO2.   B. CO2.   C. Cl2.   D. O2.

Lời giải:

KOH không thể phản ứng với O2.

Đáp án D.

Câu 2. Chất nào sau đây có tính tẩy màu?

A. KCl.   B. NaCl.   C. KClO.   D. MgCl2.

Lời giải:

KClO có tính tẩy màu.

Đáp án C.

Câu 3. Thể tích khí Clo ở đktc cần dùng để phản ứng vừa đủ với 100ml KOH 1M ở điều kiện thường là

A. 1,12 lít.   B. 2,24 lít.   C. 3,36 lít.   D. 4,48 lít.

Lời giải:

2KOH + Cl2 →  KCl + KClO + H2O | Cân bằng phương trình hóa học

V = 0,05.22,4 =1,12 lít.

Đáp án A.

Câu 4. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều cho cùng một muối là

A. Fe

B. Mg

C. Cu

D. Ag

Đáp án B

Loại Cu và Ag vì Cu, Ag đều không tác dụng với HCl.

Loại Fe vì phản ứng HCl → FeCl2 và phản ứng với Cl2 → FeCl3.

Fe + 2HCl → FeCl2

2Fe + 3Cl2→  2FeCl3

vậy chỉ có Mg tác dụng với HCl và Cl2 cho cùng 1 muối MgCl2

Mg + 2HCl → MgCl2

Mg + Cl2 → MgCl2

Câu 5. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?

A. Làm thức ăn cho người và gia súc

B. Làm dịch truyền trong y tế

C. Điều chế Cl2, HCl, Nước Javen

D. Khử chua cho đất

Đáp án D

Câu 6. Dãy các muối nào sau đây tan trong nước?

A. KCl, KNO3, BaSO4, KMnO4.

B. Al2(SO4)3, AgCl, Na2CO3, CaCl2.

C. BaCO3, FeCl3, K2SO4, NaNO3.

D. FeSO4, AlCl3, NaNO3, NH4Cl.

Đáp án D

Câu 7. Khi sục khí clo vào dung dịch NaOH ở điều kiện thường được dung dịch X. Lấy một mảnh vài nhỏ có màu đỏ cho vào dung dịch X. Sau một thời gian lấy ra, thấy hiện tượng

A. màu của mảnh vải vẫn không thay đổi

B. màu của mảnh vải bị nhạt đi hẳn

C. màu của mảnh vải chuyển sang màu vàng

D. màu của mảnh vải chuyển sang màu tím

Đáp án B

Nàu của mảnh vải bị nhạt đi hẳn

Do xảy ra phản ứng:

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O2

NaClO trong dung dịch mới tạo ra có tính tẩy màu mạnh, nên làm mất màu của quỳ tím.

Câu 8. Trong phản ứng clo với nước, clo là chất:

A. oxi hóa.

B. khử.

C. vừa oxi hóa, vừa khử.

D. không oxi hóa, khử.

Đáp án C

Câu 9. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm:

A. Thủy phân AlCl3.

B. Tổng hợp từ H2 và Cl2.

C. Clo tác dụng với H2O.

D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.

Đáp án D

Câu 10. Những hiđro halogenua có thể thu được khi cho H2SO4 đặc lần lượt tác dụng với các muối NaF, NaCl, NaBr, NaI là

A. HF, HCl, HBr, HI.

B. HF, HCl, HBr và một phần HI

C. HF, HCl, HBr.

D. HF, HCl.

Đáp án D

2NaF + H2SO4 → Na2SO4 + 2HF

2NaCl + H2SO4→ Na2SO4 + 2HCl

2NaBr + 2H2SO4 → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

8NaI + 5H2SO4 → 4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá