C6H5OH ra C6H5ONa | C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2

1. Phương trình phản ứng hóa học

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2             

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Viên Natri tan dần, dung dịch tạo thành trong suốt, không màu, có sủi bọt khí

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

a. Bản chất của C6H5OH (Phenol)

Phenol mang tính chất của nhóm -OH nên tham gia được phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH, tác dụng với kim loại kiềm giải phóng khí hidro.

b. Bản chất của Na (Natri)

Na là kim loại có tỉnh khử rất mạnh tác dụng được với phenol.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của C6H5OH

a. Tác dụng với kim loại kiềm

C6H5OH + Na → C6H5ONa (Natri phenolat) + 1/2 H2

b. Tác dụng với bazo mạnh tạo muối phenolate

C6H5OH (rắn, không tan) + NaOH → C6H5ONa (tan, trong suốt) + H2O

→ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

Chú ý: tính axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím, thứ tự: nấc II của H2CO3 < phenol < nấc I của H2CO3.

⇒ Có phản ứng:

C6H5ONa (dd trong suốt) + H2O + CO2 → C6H5OH (vẩn đục) + NaHCO3

C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3

c. Tính chất của nhân thơm - Phản ứng thế H ở vòng benzen

Thế Brom: Phenol tác dụng với dung dịch brom tạo 2,4,6 – tribromphenol kết tủa trắng:

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

Phản ứng này dùng để nhận biết phenol khi không có mặt của anilin. Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do có nhóm OH đẩy e làm tăng mật độ electron trong vòng benzen.

Thế Nitro: Phenol tác dụng với HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc, nóng tạo 2,4,6 – trinitrophenol (axit picric):

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

5.2. Tính chất hóa học của Na

- Natri có tính khử rất mạnh: Na → Na+ + 1e

a. Tác dụng với phi kim

4Na + O2 Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2Na2O

2Na + Cl2 Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2NaCl

- Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.

b. Tác dụng với axit

- Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.

2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.

c. Tác dụng với nước

- Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

d. Tác dụng với hidro

- Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành natri hidrua.

2Na (lỏng) + H2 (khí) Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2NaH (rắn)

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho C6H5OH tác dụng với Na

7. Bạn có biết

- Trong thực tế, sẽ có thể nhiều hơn 1 phương pháp điều chế từ C6H5OH (Phenol) ra C6H5ONa (Natri Phenolat)

8. Bài tập liên quan

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

Phenol có phản ứng este hóa tương tự ancol

Phenol có tính axit mạnh hơn etanol

Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3

Phenol trong nước cho môi trường axit yếu, quỳ tím hóa đỏ

A. 1, 2

B. 2, 3

C. 3, 1

D. 1, 2, 3, 4

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2: Phenol tác dụng được với dung dịch nước brom là do:

A. Nhóm -OH hút electron

B. Cặp electron tự do trên oxi liên hợp vào nhân thơm làm giàu mật độ electron ở các vị trí ortho và para

C. Phenol là một axit hay còn gọi là axit phenic

D. Nhóm -OH thể hiện tính bazo

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là đúng?

A. 2C4H5ONa + CO2 + H2O → 2C6H5OH + Na2CO3

B. C6H5OH + HCl → C6H5Cl + H2O

C. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4: Cho hợp chất X có công thức phân tử C6H6O2. Biết X tác dụng với dung dịch KOH theo tỉ lệ mol 1: 2. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 5: Trong công nghiệp, phenol được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Từ nguyên liệu ban đầu là benzen điều chế ra phenol

B. Nhựa than đá cho tác dụng với dung dịch kiềm rồi sục CO2 vào dung dịch, tách lấy phenol

C. Tiến hành oxi hóa cumen thu sản phẩm là phenol

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 6. Cho các phát biểu sau về phenol:

(1) phenol tan nhiều trong nước lạnh;

(2) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(3) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(4) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;

(5) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Các phát biểu đúng là:

(2) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(3) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(5) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Câu 7. Cho các phát biểu sau:

(a) Phenol (C6H5-OH) là một ancol thơm.

(b) Phenol tác dụng với dung dịch natri hidroxit tạo thành muối tan và nước.

(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.

(d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.

(e) Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

(a) sai. C6H5OH có nhóm OH gắn trực tiếp với vòng thơm nên thuộc loại hợp chất phenol.

(b) đúng.

Phương trình hóa học

C6H5OH + Na → C6H5ONa (muối tan) + H2O

(c) đúng. Do ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen.

(d) sai vì phenol có tính axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím.

(e) sai vì C6H5CH2OH có nhóm OH không đính trực tiếp vào vòng benzen nên không phải phenol.

⟹ 2 phát biểu đúng

Đánh giá

0

0 đánh giá