Tìm hiểu và cho biết tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

33.1 K

Với giải Vận dụng trang 48 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 15: Sinh quyển giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 15: Sinh quyển

Vận dụng trang 48 Địa lí 10: Tìm hiểu và cho biết tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, còn cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên nước ta.

Phương pháp giải:

- Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Khí hậu, nước, đất, địa hình, sinh vật và con người).

- Chú ý tìm hiểu các nhân tố đó trong từng vùng cụ thể.

Trả lời:

- Cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do:

+ Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, trong khi đó TDMNBB có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùa đông lạnh.

+ Diện tích đất feralit lớn.

+ Địa hình nhiều đồi thấp, thuận lợi để thành lập các vùng chuyên canh.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè (do chè là cây công nghiệp truyền thống của vùng).

+ Nguồn nước dồi dào với các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Đà,…

- Cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên do:

+ Khí hậu cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt (mùa khô thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản cà phê).

+ Địa hình với các cao nguyên cao trên 1000m, khí hậu rất mát mẻ.

+ Đất badan với tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung trên mặt bằng rộng => thuận lợi để thành lập các nông trường và vùng chuyên canh cà phê với quy mô lớn.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do

A. biên độ nhiệt lớn.

B. thiếu nước.

C. nhiều lóc xoáy.

D. nhiệt độ cao.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do thiếu nước. Ở hoang mạc rất ít mưa, lượng mưa rất nhỏ và có những nơi nhiều năm không có mưa nên thiếu nước trầm trọng, ít sinh vật sinh sống.

Câu 2. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?

A. Rừng nhiệt đới ẩm.

B. Rừng cận nhiệt ẩm.

C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

D. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Đáp án: C

Giải thích: Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương là rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Câu 3. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?

A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 47 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy cho biết sinh quyển là gì. Nêu phạm vi, giới hạn của sinh quyển....

Câu hỏi trang 47 Địa lí 10Dựa vào thông trong mục 2, hãy:...

Câu hỏi trang 48 Địa lí 10Dựa vào thông tin và hình 15 trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật....

Luyện tập trang 48 Địa lí 10: Dựa vào hình 15, hãy nêu sự thay đổi thảm thực vật theo vĩ độ (từ vùng nhiệt đới lên cực) và theo độ cao (ở vùng nhiệt đới)....

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Đất trên Trái Đất

Bài 15: Sinh quyển

Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất

Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Đánh giá

0

0 đánh giá