Sách bài tập Địa lí 10 Bài 15 (Kết nối tri thức): Sinh quyển

2.5 K

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 15: Sinh quyển

Bài tập 1 trang 40 SBT Địa lí 10: Lựa chọn đáp án đúng.

Câu 1.1. Sinh quyển có khả năng tích luỹ năng lượng là nhờ quá trình nào?

A. Quá trình thoát hơi sinh lí.

B. Quá trình trao đổi chất dinh dưỡng.

C. Quá trình quang hợp.

D. Quá trình tạo ra khí ô-xy.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.2. Đa số sinh vật có thể tồn tại được ở ngưỡng giới hạn nhiệt độ nào dưới đây?

A. 0 - 35°C.

B. 0 - 40°C.

C. 0-50°C.

D. Trên 50°C.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.3. Nhân tố tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển và quy định vùng phân bố của sinh vật là

A. địa hình.

B. nhiệt độ.

C. độ pH đất.

D. dinh dưỡng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.4. Nhận định nào dưới đây không chính xác về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố của sinh vật?

A. Độ dốc và hướng sườn không ảnh hưởng đến nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm mà thực vật nhận được.

B. Độ phì có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

C. Nước là nguyên liệu quan trọng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp.

D. Nhiệt độ tác động đến quá trình sinh trưởng của thực vật.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.5. Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do

A. thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.

B. thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.

C. sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.

D. sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 2 trang 40 SBT Địa lí 10: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa câu sai.

a) Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định.

b) Những nơi có nguồn nước dồi dào, sinh vật rất phát triển.

c) Cấu trúc của đất, độ pH đất, độ phì chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển chứ không ảnh hưởng tới sự phân bố của thực vật.

d) Địa hình ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố thực vật thông qua độ cao.

e) Thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật.

g) Con người vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân bố sinh vật.

Trả lời:

- Những câu đúng là: a), b), d), e), g)

- Những câu sai là: c)

- Sửa lỗi sai: c) Cấu trúc của đất, độ pH đất, độ phì có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và phân bố thực vật.

Bài tập 3 trang 41 SBT Địa lí 10: Sinh quyển có vai trò như thế nào đến quá trình hình thành đất?

Trả lời:

- Sinh quyền tác động đến quá trình hình thành đất thông qua quá trình:

+ Phong hoá sinh học.

+ Cung cấp tàn tích sinh vật để tạo chất hữu cơ trong đất.

+ Điều hoà nhiệt độ đất.

+ Hạn chế quá trình xói mòn đất.

Bài tập 4 trang 41 SBT Địa lí 10: Tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, còn cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên?

Trả lời:

- Chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do vùng này có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè: khí hậu có một mùa đông lạnh, đất feralit phát triển trên đá vôi,...

- Cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên do vùng này có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê: đất badan màu mỡ, khí hậu mang tính cận xích đạo,...

Bài tập 5 trang 41 SBT Địa lí 10: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Sinh quyển là một trong những (1).................. nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự Sống tồn tại. Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của (2)……….... Ranh giới trên cao tiếp xúc với (3).................... của khí quyển, ranh giới thấp xuống tận đáy sâu của các hố đại dương và dừng lại ở (4).................... đất liền.

Trả lời:

Sinh quyển là một trong những (1) bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự Sống tồn tại. Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của (2) sự sống. Ranh giới trên cao tiếp xúc với (3) lớp ô-dôn của khí quyển, ranh giới thấp xuống tận đáy sâu của các hố đại dương và dừng lại ở (4) đáy vỏ phong hóa trên đất liền.

Bài giảng Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Đất trên Trái Đất

Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bổ đất và sinh vật trên Trái Đất

Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển

1. Khái niệm

- Là bộ phần của vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại: Gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, phần trên của thạch quyển.

- Ranh giới trên tiếp xúc với lớp ozone của khí quyển, ranh giới dưới xuống đáy đại dương, đáy lớp vỏ phong hóa trên đất liền.

2. Đặc điểm của sinh quyển

- Khối lượng sinh quyển nhỏ hơn khối lượng vật chất của các quyển còn lại của Trái Đất.

- Có khả năng tích lũy năng lượng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Quá trình quang hợp của cây (tích lũy năng lượng)

- Có mối quan hệ mật thiết với các quyển thành phần trên Trái Đất.

3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

+ Nhiệt độ: ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và quy định vùng phân bố sinh vật

+ Ánh sáng: Cung cấp năng lượng, tác động đến quá trình quang hợp, khả năng định hướng và sinh sản của động vật

- Nước và độ ẩm: quyết định sự sống của sinh vật: nguyên liệu cho cây quang hợp, vận chuyển máu, chất dinh dưỡng…

- Đất: Tính chất lý, hoá, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật

- Địa hình: Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật ® hình thành các vành đai thực vật

- Sinh vật: Thức ăn là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật, có liên quan đến thực vật ®  môi trờng sinh thái

- Con người: Làm thay đổi pham vi phân bố của cây trồng vật nuôi. Có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá