Lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 10 Bài 14 từ đó học tốt môn Địa 10
Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất
Video giải Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất - Kết nối tri thức
1. Khái niệm đất và vỏ phong hóa
Câu hỏi trang 45 Địa lí 10: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm về đất.
- Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1 (Khái niệm về đất và vỏ phong hóa) và quan sát hình 14.1.
Trả lời:
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
2. Các nhân tố hình thành đất
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 2 (Các nhân tố hình thành đất) và quan sát các hình 14.2.
Trả lời:
Các nhân tố hình thành đất (5 nhân tố):
- Đá mẹ: Đặc tính của đá mẹ (màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng) tác động đến tính chất lí, hóa của đất.
- Khí hậu: Vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
+ Tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật.
+ Nhiệt độ và lượng mưa tác động mạnh đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất.
- Địa hình: Tác động chủ yếu đến sự phân bố nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu => Ảnh hưởng đến sự màu mỡ và độ dày tầng đất.
- Sinh vật: Tham gia quá trình phá hủy đá => Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chất dinh dưỡng trong đất.
- Thời gian: tuổi của đất.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 46 Địa lí 10: Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố hình thành đất.
Phương pháp giải:
Nhớ lại 5 nhân tố hình thành đất để vẽ sơ đồ, bao gồm: Đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian.
Trả lời:
Luyện tập 2 trang 46 Địa lí 10: Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố hình thành đất để giải thích.
Trả lời:
Trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau vì: Tùy vào điều kiện hình thành => tác động của các nhân tố hình thành đất (đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian) mạnh/yếu không giống nhau.
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc sách báo.
Trả lời:
Một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hóa đất:
- Tăng mật độ cây xanh, trồng và bảo vệ rừng nhằm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất.
- Tưới tiêu hợp lí.
- Luân canh cây trồng.
- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất (bón phân xanh, phân chuồng, phân ủ, rơm rạ,…).
- Làm ruộng bậc thang trên đất dốc,…
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất
1. Khái niệm đất và vỏ phong hóa
- Đất là vật chất mỏng bao phủ bề mặt lục địa và các đảo, tạo ra do quá trình phong hóa các loại đá, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì: là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Vỏ phong hóa là sản phẩm phong hóa của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.
Phẫu diện đất và vỏ phong hóa
2. Các nhân tố hình thành đất
- Đá mẹ (đá gốc) Là nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất, ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa của đất.
- Khí hậu: có vai trò quan trọng, tác động đến quá trình phong hóa, hình thành đất.
- Địa hình: tác động đến sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm, tích tụ vật liệu. Địa hình dốc tầng đất mỏng;địa hình thấp bằng phẳng đất bồi tụ dày và màu mỡ
- Sinh vật: tham gia quá trình phá hủy đá, cung cấp dinh dưỡng cho đất, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi.
- Thời gian: chính là tuổi của đất.
- Con người: Tác động quan trọng làm biến đổi đất.
Con người làm ô nhiễm đất
Bài giảng Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13. Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng
Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất
Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí