Giải SGK Địa lí 10 Bài 18 (Kết nối tri thức): Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

3.9 K

Lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 18: Quyluật địa đới và quy luật phi địa đới sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 10 Bài 18 từ đó học tốt môn Địa 10

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Video giải Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Kết nối tri thức

1. Quy luật địa đới

Giải Địa lí 10 trang 53

Câu hỏi trang 53 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Quy luật địa đới).

Trả lời:

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.

+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.

- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.

2. Quy luật phi địa đới

Giải Địa lí 10 trang 54

Câu hỏi trang 54 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 2, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Quy luật phi địa đới).

Trả lời:

Quy luật phi địa đới:

- Khái niệm: Là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).

- Biểu hiện: Sự phân hóa địa ô và sự hình thành các vành đai theo vĩ độ.

Quy luật địa ô:

+ Khái niệm: là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.

+ Nguyên nhân: ảnh hưởng của biển không đồng nhất và địa hình.

+ Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

Quy luật đai cao:

+ Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao địa hình.

+ Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo độ cao, sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm.

+ Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất, thực vật theo độ cao.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Tác động đến sự phân bố nhiệt, ẩm trên Trái Đất và quyết định thành phần khoáng của đất, nước, các chất hữu cơ,…

+ Làm đa dạng, phong phú các đới thiên nhiên => phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là nông nghiệp).

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 54 Địa lí 10: Nêu sự khác nhau về biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (chú ý đến biểu hiện của 2 quy luật này để so sánh).

Trả lời:

Khác nhau về biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới:

- Quy luật địa đới:

+ Phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự thay đổi các đối tượng địa lí theo vĩ độ (sự phân bố các vòng đai nhiệt, sự phân bố các đai khí áp và các đới gió, sự phân bố các đơi khí hậu trên Trái đất).

- Quy luật địa đới:

+ Không phụ thuộc sự phân bố lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự thay đổi các đối tượng địa lí theo chiều đông – tây (địa ô) và theo độ cao.

Vận dụng trang 54 Địa lí 10: Hãy tìm hiểu thông tin để giải thích vì sao miền Bắc nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại có một mùa đông lạnh.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin trên Internet hoặc sách báo, chú ý đến yếu tố gió mùa.

Trả lời:

Miền Bắc nước ta nằm trong vùng nhiệt đới (theo lý thuyết sẽ nhận được lượng bức xạ từ mặt trời lớn => nhiệt độ cao) nhưng lại có một mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ phương bắc thổi xuống.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

1. Quy luật địa đới

a. Khái niệm

- Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lý theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do sự thay đổi góc nhập xạ

b. Một số biểu hiện của quy luật

- Sự phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh

- Các vành đai khí áp: Các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo

- Các loại gió: Hình thành các đới gió chính trên Trái Đất (Mậu dịch, tây ôn đới, đông cực)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Các đới khí hậu: phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ xích đạo về cực

- Các đới đất và các đới thực vật

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Các đới đất trên thế giới

c. Ý nghĩa của quy luậtCó tầm quan trọng với sản xuất và đời sống, cần nghiên cứu các biện pháp để thích ứng với điều kiện tự nhiên ở các đới thiên nhiên khác nhau.

2. Quy luật phi địa đới

a. Khái niệm

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan.

- Nguyên nhân: Do sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa và đại dương và độ cao địa hình.

b. Biểu hiện

- Sự phân hóa địa ô và hình thành các vành đai theo độ cao.

- Quy luật địa ô

+ Là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa gần đại dương tới trung tâm lục địa.

+ Do ảnh hưởng của biển và ảnh hưởng của địa hình chạy theo hướng kinh tuyến.

+ Biểu hiện: Thay đổi kiểu thảm thực vật theo kinh độ

- Quy luật đai cao:

+ Là thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao.

+ Do sự giảm nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao.

+ Phân bố các vành đai đất, thực vật theo độ cao.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân hóa cảnh quan theo đai cao

c. Ý nghĩa

- Tác động đến thành phần nhiệt ẩm, quyết định tới thành phần khoáng chất của đất, nước, chất hữu cơ…

- Làm cho các đối tượng thiên nhiên đa dạng, phong phú, tạo lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong nông nghiệp

Bài giảng Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Đánh giá

0

0 đánh giá