Giải Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

2.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vùng Bắc Trung Bộ lớp 9.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 81 SGK Địa lí 9: Quan sát hình 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Giải Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 23.1 SGK.

Trả lời:

- Giới hạn lãnh thổ: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.

+ Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Tây giáp Lào.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

- Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:

+ Cầu nối hai đầu Bắc - Nam của đất nước.

 + Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ - vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật,…

 + Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có.

 + Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 81 SGK Địa lí 9: Quan sát hình 23.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi vào lãnh thổ nước ta, bị chắn lại ở phía Tây dải núi Trường Sơn Bắc và gây mưa cho khu vực này.

Gió này khi vượt qua núi bị biến tính trở nên khô nóng và vô cùng khắc nghiệt (gọi là gió Lào) làm ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ đồng bằng ven biển phía Đông.

Vào mùa đông, dãy Trường Sơn Bắc đón gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn ở nhiều địa phương.

⟹ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 81 SGK Địa lí 9: Dựa vào hình 23.1 và 23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
Giải Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ (ảnh 4)

Giải Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ (ảnh 5)

Hình 23.2. Biểu đồ tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng phân theo phía bắc và phía nam Hoành Sơn (%)

Trả lời:

Tài nguyên

Phía bắc dãy Hoành Sơn

Phía nam dãy Hoành Sơn

Khoáng sản

-Khoáng sản phong phú hơn: vàng, đá quý, thiếc, đá vô, crôm(Nghệ An); sắt, titan (Hà Tĩnh), sét, cao lanh (Thanh Hóa).

- Nghèo nàn, chủ yếu là vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá).

Diện tích rừng lớn hơn

- Còn nhiều rừng giàu ở vùng núi phía Tây Nghệ An, Thanh Hóa.

- Tỉ lệ đất lâm nghiệp chiếm 61%.

- Diện tích rừng giàu ít hơn

 

- Tỉ lệ đất lâm nghiệp chiếm 39%.

 
Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 81 SGK Địa lí 9: Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ: lũ quét, lũ ống, bão, sạt lở đất, cát bay cát chảy, gió Lào, hạn hán…(vào mùa mưa vùng có lũ tiểu mãn).
 
Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 84 SGK Địa lí 9: Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ.

Khu vực

Các dân tộc

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển phía đông

Chủ yếu là người Kinh

Sản xuất lương thực, cây công- nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Sản xuất  công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Miền núi, gò đồi phía tây

Chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,…

Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.

Trả lời:

- Về cư trú:

+ Đồng bằng ven biển phía Đông: chủ yếu là người Kinh.

+ Miền núi, gò đồi phía Tây: chủ yếu là các dân tộc ít người (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,..).

- Hoạt động kinh tế:

+ Đồng bằng ven biển phía Đông:  đa dạng, gồm hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp

  Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

  Sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

+ Miền núi, gò đồi phía Tây: chủ yếu là hoạt động nông nghiệp

  Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác nương rẫy.

  Chăn nuôi trâu, bò đàn.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 6 trang 84 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 23.2, nhận xét sự chênh lệch các tiêu chí của vùng so với cả nước.

Tiêu chí

Đơn vị tính

Bắc Trung Bộ

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

195

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,5

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

19,3

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

212,4

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

91,3

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

70,2

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

12,4

23,6

Trả lời:

* Các chỉ tiêu thấp hơn mức trung bình cả nước:

-  Mật độ dân số  của vùng thấp hơn cả nước (195 người/km2 < 233 người/km2).

- Tỉ lệ dân thành thị thấp (12,4%, trong khi cả nước là 23,6%).

- Thu nhập bình quân đâu người thấp (của vùng là 212,4 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).

- Tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước (70,2<70,9 tuổi).

* Chỉ tiêu cao hơn mức trung bình cả nước:

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình cả nước (1,5% > 1,4%).

- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng còn cao, trên mức trung bình cả nước (19,3%> 13,3%).

- Tỉ lệ người biết chữ khá cao, trên mức trung bình cả nước (91,3 tuổi, cả nước là 90,3 tuổi).

Câu hỏi và bài tập (trang 85 SGK Địa lí 9)

Bài 1 trang 85 SGK Địa Lí 9: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ, có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

a) Thuận lợi:

-  Khí hậu: nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

-  Địa hình: kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

+ Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

+ Vùng đồng bằng ven biển: có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

+ Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá). Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), có nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch.

- Sông ngòi: dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.

- Tài nguyên khoáng sản: sắt (Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an), titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh…là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp  như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng…

- Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp (Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô...)  các vườn quốc gia: Pù Mát (Nghệ An), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), nhiều hang  động đẹp: Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đòong (Quảng Bình) có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

b)  Khó khăn

- Chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ.

-  Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi.

-  Nạn cát bay cát chảy ven biển.

- Đồng bằng hạn với diện tích nhỏ hẹp, hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng. Vùng đồi núi phía Tây địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác, giao thông đi lại, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

Bài 2 trang 85 SGK Địa Lí 9: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ:

- Mật độ dân số là trên 200 người/km2 (năm 2006:207 người/km2).

- Dân cư phân bố rất chênh lệch giữa miền núi phía Tây và đồng bằng ven biển phía Đông:

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biểnphía Đông , chủ yếu là người Kinh. Mật độ dân số từ 201 đến 500 người/km2, riêng đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh có mật độ dân số trên 500 người/km2.

+ Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và gò đồi phía tây, dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số dưới 100 người/km2 (vùng núi phía tây Nghệ An dưới 50 người/km2).

- Phần lớn dân cư sống ở nông thôn: tỉ lệ thành thị chỉ bằng ½ mức trung bình cả nước (năm 2005, tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Trung Bộ là 13,6%, của cả nước là 26,9%).

- Bắc Trung bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển, còn vùng miền núi, gò đồi phía Tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người.

Bài 3 trang 85 SGK Địa Lí 9: Sưu tầm tài liệu (bài viết, ảnh) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu qua sách vở, báo chí, các trang web du lịch, hành chính về hai địa điểm này.

Trả lời:

Giới thiệu vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng:

   Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng thuộc địa bàn huyện Bố Trạch và hyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc.

- Được thành lập năm 2001, tiền thân là Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha.

- Xếp hạng UNESCO: Di sản Thiên nhiên Thế giới, tiêu chí địa chất, địa mạo (năm 2003), tiêu chí hệ sinh thái và đa dạng sinh học (năm 2015).

- Xếp hạng quốc gia: Di tích Quốc gia đặc biệt.

- Địa chất – địa mạo: địa hình Karst chiếm 2/3 diện tích với các cấu trúc độc đáo như phytokarst, ngọc động, khối tháp nón, măng đá, thác đá, bồn đã, nhũ đá…

- Hang động: có hơn 300 động với tộngng chiều dài 250 km, chia thành 3 hệ thống chính: hệ thống Phong Nha, hệ thống Vòm và hệ thống Chày. Các hang động tiêu biểu như động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, Sơn Đoòng và Hòa Hương…

- Thủy văn: có 3 con sông chính là sông Chảy, sông Son và sông Troóc.

- Thảm thực vật: có 15 kiểu sinh cảnh  rộng lớn với 21 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh che phủ 93,5% diện tích, trong đó trên 90% là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi lớn nhất Đông Nam Á và hầu hết chưa bị tác động.

- Thực vật: ghi nhận 2.951 loài thực vật, trong đó có 112 loài trong sách Đỏ Việt Nam 2007 và 121 loài trong Sách Đỏ IUCN-2011.

- Động vật: ghi nhận 1.394 loài, trong đó có 46 loài trong sách Đỏ Việt Nam, 55 loài được ghi trong Sách Đỏ IUCN 2016 (voọc hà Tĩnh, voọc Chà vá chân nâu, vượn Đen má trắng, sao la…).

- Ngoài các cảnh quan thiên nhiên, vườn quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như bến phà Xuân Sơn, dền Tiên sư tự cốc, hang Chín Tầng, Hang Tám Cô…Các lễ hội văn hóa truyền thống: lễ hội Đập trống của người Ma Coong 16/2 (Âm lịch), hát Tuồng bội của người Kinh ở Khương Hà (xã Hưng Trạch)…

Lý thuyết Bài 23: Bắc Trung Bộ (Phần 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội) 

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Lãnh thổ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía bắc tới dãy núi Bạch Mã phía nam.

- Diện tích hơn 51,5 nghìn km2, chiếm 15,5% diện tích cả nước.

- Dân số 11 triệu người (năm 2020), chiếm 11,3% dân số cả nước.

- Tiếp giáp:

+ Phía tây là dải núi Trường Sơn Bắc, giáp với Lào.

+ Phía đông là biển Đông rộng lớn, kéo dài.

+ Phía bắc giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

=> Ý nghĩa:

- Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước, giữa nước ta với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

- Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

- Dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật với Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, văn hóa và khoa học phát triển.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm:

Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông:

- Phân hóa Bắc – Nam: phía bắc là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản khá giàu có, tuy nhiên vào mùa hạ đón gió Tây khô nóng; phía nam là dải Trường Sơn Nam với diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.

- Phân hóa tây - đông: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.

* Thuận lợi:

- Rừng và khoáng sản phong phú phần lớn tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn, phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.

- Địa hình nhiều gò đồi là điều kiện cho phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).

- Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển => thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như các hang động, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia… (Động Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên đường).

* Khó khăn:

- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm => khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.

- Nạn cát bay, cát chảy ven biển.

- Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Đặc điểm:

- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây.

- Mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp.

- Tỉ lệ hộ nghèo cao: đời sống dân cư vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn.

- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng: Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế là những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.

Một số khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ

Giải Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ (ảnh 6)

* Thuận lợi:

- Lực lượng lao động dồi dào.

- Người dân có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.

* Khó khăn:

- Mức sống chưa cao.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

Đánh giá

0

0 đánh giá