Văn bản Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư - Nội dung, tác giả, tác phẩm

4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Mùa phơi sân trước Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Mùa phơi sân trước lớp 7.

Mùa phơi sân trước - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

 (ảnh 1)

1. Tiểu sử

- Nguyễn Ngọc Tư (1976)

- Quê quán: xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội Nhà văn Việt Nam

2. Sự nghiệp

- Học hết trung học cơ sở, cô xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí ở tỉnh Cà Mau, truyện ngắn đầu tiên “Đổi thay” của cô cũng được in tại đây.

- Cái tên Nguyễn Ngọc Tư trở thành tâm điểm của hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại, là một trong mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2000

- Đề tài sáng tác: các tác phẩm chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị, quê mùa nhưng lôi cuốn bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu

- Phong cách: ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, không hề cao sang chau chuốt mà bình dị gần gũi với cuộc sống đời thường.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, 2000), Ông ngoại (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2001), Giao thừa (2003), Cánh đồng bất tận (2005),…

II. Tìm hiểu tác phẩm Mùa phơi sân trước

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Nằm ở phần 06 trongtruyện ngắn Bánh trái mùa xưa

- Vài nét về tác phẩm Bánh trái mùa xưa: Nguyễn Ngọc Tư trải lòng trong cái góc nhỏ miền Tây đã nuôi dưỡng tâm hồn chị. Góc nhỏ ấy có tấm lưng ông ngoại, có căn nhà chất đầy những món đồ hoài cổ, có mái hiên của bà cụ hiền như bà nội, có những chiếc bánh thảo thơm đồng bãi,… Cứ thế miền Tây hiện ra gần gũi tưởng như có thể chạm tới để cảm nhận cách sống, con người phóng khoáng nơi sông nước chứa chan tình cảm. Bánh Trái Mùa Xưa rất buồn. Buồn vì những gì đã mất đi không bao giờ còn có thể lấy lại. Buồn vì cuộc sống hiện đại chà mòn những vẻ đẹp đơn sơ thấm đẫm tình người. Buồn vì giá trị vật chất đang lấy đi những hoài niệm.

b. Thể loại

Văn bản Mùa phơi sân trước thuộc thể loại tản văn

c. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Mùa phơi sân trước là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung của văn bản Mùa phơi sân trước

Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.

b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Mùa phơi sân trước

- Câu chữ đơn giản mà lại đẹp lạ thường

- Cái tôi tinh tế, nhạy cảm và giàu tình yêu thương, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa phơi sân trước

1. Tác giả nhớ về kỉ niệm: “mùa phơi sân trước”

- Hồi còn nhỏ, đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông Rạch Rập:

+ Tác giả thấy dọc đường Tết lấp ló khắp nơi “trên sân nhà”, trên “những giàn phơi”.

+ Quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một “cái giàn” trước nhà:

+ Họ phơi trên giàn khi thì “củi”, “gối”, “chiếu” hay “cám mốc”, “mớ bột gạo, mớ “cơm nguội thừa”, … 

+ Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên: “bánh gừng”, “củ kiệu”, mứt “gừng”. 

- Nghệ thuật: Liệt kê nhằm thể hiện sự độc đáo, đa dạng và trí nhớ, tình cảm của tác giả khi nhớ về kỉ niệm ở quê mình.

- Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó.

2. Tình cảm của tác giả thể hiện qua tản văn: “Mùa phơi sân trước”

- Tác giả về kêu má làm những món mà mình thấy và “ứa nước miếng” trên đường đi nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

- Lúc đầu, tác giả không hiểu nên cứ hỏi lại má, má vẫn trả lời như trước

- Sau này, tác giả cũng hiểu vì sao nhà mình cứ còm nhom “dưa kiệu”, “dưa hành”, “chuối khô”, …

→ Không phải má không muốn phơi những thứ mà tác giả thấy trên đường nhưng sự thực là nhà tác giả nghèo nên mà đành cười và nói như vậy.

- Cảm giác của tác giả khi nhớ về kỉ niệm: “nhẹ nhõm”

→ Qua những từ ngữ liệt kê, hình ảnh sống động, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng cho ta thấy: tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ như in những kỉ niệm ở quê mình hồi tác giả còn nhỏ.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Thu sang

Tác giả - tác phẩm: Mùa phơi sân trước

Tác giả - tác phẩm: Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

Tác giả - tác phẩm: Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Tác giả - tác phẩm: Bài học từ cây cau

Đánh giá

0

0 đánh giá