Bài thơ Đỗ Trọng Khơi - Đỗ Trọng Khơi - Nội dung, tác giả, tác phẩm

3.3 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Thu sang Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Thu sang lớp 7.

Thu sang - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả Đỗ Trọng Khơi

 (ảnh 1)

1. Tiểu sử

- Đỗ Trọng Khơi (1960) tên thật là Đỗ Xuân Khơi

- Quê quán: làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà (Thái Bình)

- Năm lên 8 tuổi, đang học lớp 1 thì bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, dính khớp teo cơ và đến lớp 4 thì phải bỏ học vì bệnh nặng.

- Bệnh nặng, nằm một chỗ nhưng ông quyết không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách

2. Sự nghiệp

- Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.

- Ông đã có hàng chục tác phẩm thơ văn viết về hình tượng người chiến sĩ và các thể tài khác đăng trên các ấn phẩm của Bác Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội

- Các tác phẩm tiêu biểu: Con chim thiêng vẫn bay (năm 1992), Gọi làng (năm 1999), Cầm thu (năm 2002), ABC (năm 2009), Với tay ngắt bóng (năm 2010)… và tập truyện ngắn Ma ngôn (năm 2001), Hành trạng tâm linh (năm 2011); tập bình thơ (năm 2007)…

- Ông đạt nhiều giải thưởng văn học có giá trị.

II. Tìm hiểu tác phẩm Thu sang

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- In trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000

b. Thể loại

Văn bản Thu sang thuộc thể loại thơ lục bát

c. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Thu sang là biểu cảm kết hợp miêu tả

d. Chủ đề

Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung của văn bản Thu sang

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống. 

b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Thu sang

- Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

- Hình ảnh thơ đầy màu sắc, tượng thanh phong phú

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thu sang

1. Những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ

Âm thanh:

+ Tiếng chim báo hiệu thu sang: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

+ Tiếng ve

-  Màu sắc: xanh, vàng:

+ “Vàng như tựa nắng tựa mưa”

+ “Xanh lên đã kiệt sức hè”

+ Mảnh trăng vàng

- Nghệ thuật: Nhân hóa qua từ “đẩy”: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

→ Những âm thanh, màu sắc mà tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, đất trời khi thu sang thật đẹp. Chính những âm thanh của tiếng ve, tiếng chim, màu vàng của nắng, của trăng, màu xanh của lá đã khiến cho đất trời khi chuyển sang rất sống động, tươi sáng.

2. Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên

- Tác giả gắn bó với quê hương và yêu quê hương sâu sắc: vì tác giả hiểu, thấu cảm được những thay đổi của thiên nhiên khi thu sang một cách rất tinh tế

- Tác giả yêu mến, trân trọng những thay đổi của đất trời khi chuyển mùa: ông lắng nghe từng tiếng chim, tiếng ve giã từ mùa hạ, cảm nhận  màu vàng của nắng, của trăng, ….

- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát được sự dụng uyển chuyển, phù hợp với bài thơ miêu tả cảnh đẹp; ngôn từ tha thiết, hình ảnh, âm thanh đẹp, sinh động, gợi cảm

IV. Đọc tác phẩm: Thu sang

Đã tràn ngân nỗi mong manh

Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa

Vàng như tự nắng tự mưa

Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về

Xanh lên đã kiệt sức hè

Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn

Vườn chiều rộn lá thu sang

Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Tác giả - tác phẩm: Thu sang

Tác giả - tác phẩm: Mùa phơi sân trước

Tác giả - tác phẩm: Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

Tác giả - tác phẩm: Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Đánh giá

0

0 đánh giá