Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm - Li-xơ- bớt Đao-mon-tơ - Nội dung, tác giả, tác phẩm

3.7 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm lớp 7.

Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Li-xơ- bớt Đao-mon-tơ

II. Tìm hiểu tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích Những bức thư đoạt giải cuộc thi UPU lần thứ 34

b. Bố cục Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm được chia thành 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "(Hans Christian Andersen)": Lí do viết thư

- Phần 2 (tiếp đến "chỉ với một chân duy nhất"): Bài học chú lính chì đem lại cho tác giả

- Phần 3 (còn lại): tình cảm của tác giả đối với nhà văn An-đéc-xen và kết thúc của truyện

c. Thể loại

Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm thuộc thể loại nghị luận văn học

d. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm là nghị luận

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung của văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Văn bản là một bức thư đã bày tỏ tình cảm yêu mến với nhân vật chú lính chì dũng cảm

b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

1. Tình cảm mà tác giả bức thư đã dành cho nhân vật chú lính chì

- Đầu tiên, tác giả khâm phục chú lính vì: dù chú chỉ có một chân nhưng không hề lùi bước trước bất kì mối đe dọa nào.

+ Chú vẫn vui vẻ cùng người anh em của mình sống trong ngôi nhà, được “cậu chủ yêu mến” và “cô vũ nữ ba lê bằng giấy” yêu thương.

- Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ “tên phù thủy” trong hộp lò xo, vượt qua mọi hiểm nguy chú phải đối mặt trong “lòng cống” tối om.

- Thử thách lớn nhất là chú phải vượt qua lũ chuột hôi hám và có cá đã nuốt chửng chú.

- Sau này, may mắn con cá ấy lại bị đưa về chính nhà cậu chủ, chị bếp nhà cậu chú đã phát hiện ra chú khi đem cá ra làm bữa. 

- Cuối cùng, tất cả mọi người đều bị thiêu trụi nhưng chú lính vẫn luôn giữ mãi trong tim phút giây hạn phúc của tình yêu lãng mạn.

→ Tác giả của bức thư đã dành tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, trân trọng cho nhân vật chú lính chì dũng cảm: Một chú lính chì có trái tim ấp ám, bản lĩnh dũng cảm luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi hiểm nguy. Điều này chứng minh cho câu: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”

2. Suy nghĩ của tác giả về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm

- Tác giả của bức thư đã cảm ơn nhà văn An-đéc-xen vì ông đã không viết cái kết có hậu cho truyện “Chú lính chì dũng cảm” vì:

+ Theo tác giả của bức thư: Trẻ em chúng ta đang sống trong thế giới thực chứ không phải cổ tích, một thế giới thực vẫn tồn tại chiến tranh, đau thương, tệ nạn ma túy, đói nghèo, …

+ Vì vậy, “một kết thúc” không có hậu của An-đec-xen sẽ giúp mọi người nhìn nhận được những mặt trái của cuộc sống thực

+ Từ đó, thúc đẩy mọi người tìm cách giải quyết hiệu quả, cho trẻ em nói riêng cũng như mọi người trên thế giới nói chung sẽ được sống một cuộc sống “tươi đẹp” hơn. 

→ Đây là một suy nghĩ hết sức nhân văn, có giá trị to lớn.

IV. Đọc tác phẩm: Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Gửi chú lính chì bé nhỏ yêu quý của tôi!

Kí ức cuộc đời tôi bồng bềnh trôi trên dòng sông thời gian rồi lướt nhanh và sau đó tuôn trào như dòng thác xiết. Tuổi trưởng thành đang chào đón tôi, song tôi tin chắc rằng, tuổi thơ trong sáng, ngây thơ cùng trí tưởng tượng ngọt ngào vẫn mãi in đậm trong trái tim tôi và dường như còn thấm sâu vào từng huyết mạch.

Chú lính chì ơi, đối với tôi, một cô bé mười bốn tuổi vẫn mê đọc truyện cổ tích thì câu chuyện về chú luôn chân thực và có ý nghĩa biết nhường nào. Chính vì thế tôi viết thư này cho chú để bày tỏ những cảm xúc của mình về một nhân vật mà tôi yêu thích nhất trong truyện cổ tích của Han-xơ Cri-xti-an An-đéc-xen (Hans Christian Andersen). […]

Câu chuyện về chú lính chì đã gợi lên trong tôi những suy ngẫm sâu sắc và tôi sẽ bày tỏ với chú trong bức thư này:

Là chú lính chì cuối cùng của bộ đồ chơi lính chì tí hon, chú chỉ có một chân bởi vì người làm ra chú bị thiếu vật liệu, ấy vậy mà chú không hể lùi bước trước bất kì mối đe dọa nào. Chú cùng người anh em của mình sống trong một ngôi nhà, nơi chú được cậu chủ yêu mến và cô vũ nữ ba lên bằng giấy gửi gắm yêu thương. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi tên phù thủy gớm ghiếc trong chiếc hộp lò xo, đã vượt qua mọi hiểm nguy mà chú phải đối mặt trong lòng cống tối om với chiếc thuyền giấy mỏng manh trên suốt chặng hành trình đầy cam go và thử thách, trong đó thử thách lớn nhất mà chú phải vượt qua là lũ chuột cống hôi hám và con cá đã nuốt chửng chú vào bụng. Thế rồi số phận run rủi lại đưa chính con cá ấy về ngôi nhà của cậu chủ. Chị bếp đã phát hiện ra chú trong bụng cá đúng lúc đem cá ra làm bữa. Chú lính chì đã có những phút giây hạnh phúc và chú lưu giữ mãi những phút giây ấy trong trái tim mình, rồi cuối cùng tất cả đều bị ngọn lửa thiêu trụi và chỉ còn dấu ấn của một câu chuyện tình yêu lãng mạn.

Chú lính chì bé nhỏ yêu quý của tôi ơi, chú đã khiến tôi nhớ tới chàng Rô-mê-ô (Romeo) trẻ trung và ông lão đánh cá trong truyện của Ơ-ni-xơ-tơ Hê-minh-uây (Ernest Hemingway). Nhà văn Hê-minh-uây đã đúng khi cho rằng: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Còn tôi lại được nghe người ta nói rằng: “Đường đời thường lắm chông gai”. Một ngày mới luôn đem đến cho chúng ta thách thức mới. Có người né tránh thử thách, song có người lại sẵn sàng đối mặt với số phận mà không hề chùn bước trước mọi khó khăn, kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là trường hợp của chú lính chì bé nhỏ, của Tơ-ri Phoóc (Terry Fox) – chàng trai trẻ ngời Ca-na-đa (Canada) – đã chạy bộ tới muôn nẻo đường chỉ với một chân duy nhất. […]

Tôi muốn nói lời cảm ơn nhà văn An-đéc-xen vì ông đã “dập tắt hi vọng” về “một kết thúc có hậu” như ta thường gặp trong các câu chuyện cổ tích. Trẻ em chúng ta đang sống trong một thế giới thực, nơi mà hằng ngày vẫn diễn ra chiến tranh, đau thương, tệ nạn ma túy, cảnh đói nghèo,… Chính vì thế, phải nhìn nhận một cách nghiêm túc những mặt trái của cuộc sống thực tại để tìm cách giải quyết có hiệu quả, và từ đó, chúng ta sẽ xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn.

Chào tạm biệt chú lính chì bé nhỏ

Gửi tặng chú hoa và nụ hôn của tình yêu

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen

Tác giả - tác phẩm: Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Tác giả - tác phẩm: Sức hấp dẫn của truyện ngắn chiếc lá cuối cùng

Tác giả - tác phẩm: Cốm Vòng

Tác giả - tác phẩm: Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Đánh giá

0

0 đánh giá