Giáo án Nói với con (Kết nối tri thức) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8: Nói với con sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn:

Ngày giảng: 

TIẾT:

VĂN BẢN 3 : NÓI VỚI CON 

(Y Phương)

Giáo án Nói với con (Kết nối tri thức) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 1)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bĩ của “người đồng mình” và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương. [1].

- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái. [2].

- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương. [3]. 

- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ. [4].

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [5].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bàigiảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [6].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [7].

- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình. [8].

- Phân tích cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi. [9].

* Năng lực riêng:

- Năng lực tự học và sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác.... [10].

- Năng lực cảm thụ văn học, đọc hiểu tác phẩm thông qua đặc trưng thể loại. [11].

3. Về phẩm chất:

- Trân trọng tình yêu cha mẹ trong cuộc sống, biết kế tục và gìn giữ bản sắc truyền thống của cha ông.

- Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Bài soạn, sách tham khảo, máy tính, loa đài. Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc trước bài và soạn bài, hoàn thành phiếu học tập ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

b. Nội dung:

GV tổ chức cho học sinh nghe bài hát “Tình cha” -> Đặt câu hỏi: Em  cảm nhận được gì từ lời bài hát đó?

- HS trình bày ý kiến.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV tổ chức cho Hs nghe bài hát.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe âm thanh, giai điệu lời bài hát để dự đoán câu trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định Hs trả lời.

- Hs báo cáo kết quả

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Chốt đáp án và nhấn mạnh nội dung câu hỏi.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

GV nhận xét, dẫn vào bài: Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người  Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Điều tạo nên cái riêng, động đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (90’)

2.1 Đọc – hiểu văn bản (70’)

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Mục tiêu:[1]; [2]; [3]; [4]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT chia sẻn hóm đôi để tìm hiểu về tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.

HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

1. Tác giả

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi (theo bàn).

- Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà trên nhóm zalo (hoặc Padlet) và đổi phiếu cho bạn cùng nhóm để trao đổi, chia sẻ.

                              PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Y Phương?

…………………………………………………

…………………………………………………

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

…………………………………………………

…………………………………………………

2. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

…………………………………………………

…………………………………………………

3. Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần?

………………………………………………….

…………………………………………………

………………………………………………….

4. Văn bản được viết theo đề tài nào?

………………………………………………….

…………………………………………………

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sảnphẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo ( nếu thấy chính xác). Đổi phiếu hoạt động cặp đôi cho nhau để kiểm tra, nhận xét bổ sung kiến thức.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau:

1. Tác giả

Giáo án Nói với con (Kết nối tri thức) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 2)

* Tác giả: Y Phương ( 1948) tên Hứa Vĩnh Sước- Quê Trùng  Khánh – Cao Bằng- Là nhà thơ dân tộc Tày.

Thơ ông mộc mạc, chân thành, sâu lắng thiết tha.



































2. Tác phẩm:

a. Đọc

- Giọng ấm áp, yêu thương

tự hào.

- Được in trong tập thơ Việt Nam (1945-1985).

b.Tìm hiểu thể thơ, bố cục:

- Thể thơ tự do.

- Nội dung: Bài thơ là lời tâm tình đầy trìu mến thương yêu của người cha với con về cuội nguồn sinh dưỡng, về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.

+ 2 phần:

- P1 đến “ trên đời”-> Nói với con về cuội nguồn sinh dưỡng.

- P2: Còn lại-> Nói với con về truyền thống quê hương và niềm mong ước về con.

=> Mạch cảm xúc: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương; từ những kỉ niệm thân thiết gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 8: Nói với con.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Nói với con

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)

Giáo án Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

Giáo án Thực hành đọc: Câu chuyện về con đường

Giáo án Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá