Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 10: Thực hành tiếng Việt trang 104 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài 10 LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT

NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG NGỮ CẢNH

Thời gian: 2 tiết

I. Mục tiêu bài dạy

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:

   1. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được ngữ cảnh.

- Xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

  2. Năng lực chung

Năng lực giao tiếp, hợp tác: thể hiện trong hoạt động làm bài tập nhóm và trình bày bài tập.

II. Thiết bị dạy học

    - Máy tính, máy chiếu hoặc TV có kết nối, bảng phụ, phấn/ bút lông.

    - Sách giáo khoa, sách giáo viên.

III. Tiến trình dạy học

   A. Hoạt động mở đầu

a. Mục tiêu: 

Kích hoạt kiến thức nền về nghĩa của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các trường hợp nhất định.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 

c. Nội dung:

  Học sinh nhìn hình ảnh giải nghĩa từ trong câu văn nhất định.

d. Tổ chức hoạt động

* Giao nhiệm vụ học tập: GV trình chiếu hình ảnh và câu văn phù hợp với hình ảnh, học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời.

Ví dụ 1: 


Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 1)

Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.         Bắt được con chim anh ấy nhốt vào lồng.

Em hãy giải nghĩa từ lồng trong 2 trường hợp trên

Ví dụ 2: 

a. Cái ghế này chân bị gãy rồi (1)

b. Nam đá bóng nên bị đau chân (2)

c. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi (3)Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 2)

                                     Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 3)     Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 4)Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 5)

     Thực hiện trò chơi ai nhanh hơn, GV tổ chức cho HS gắn câu văn vào hình ảnh với nghĩa của từ chân.   

    Ví dụ 3:  GV chuyển giao cho HS ví dụ sau yêu cầu HS đoán vật mà em bé bưng và giải nghĩa của từ cởi

       Em hãy xem xét trường hợp sau:

       Em bé bưng ……………vào nhà và nói với mẹ:

  • Mẹ ơi  cởi ra.

      Theo em nghĩ em bé nói mẹ cởi cái gì?

Sau đó GV lần lượt đưa ra hình ảnh vật mà em bé bưng ra HS rút ra nghĩa của từ cởi trong từng trường hợp trên.

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 6) Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 7) Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 8)

                                                                                                                                                                

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Ví dụ 1: HS thực hiện theo cặp đôi thảo luận.

- Ví dụ 2: HS làm việc cá nhân.

- Ví dụ 3: HS thảo luận cặp đôi.

* Báo cáo, thảo luận

HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp

* Kết luận, nhận định 

- GV nhận xét cách HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, kết luận đáp án đúng của các ví dụ.

Ví dụ 1: Nghĩa từ lồng trong 2 trường hợp: 

  • “ ngựa lồng lên”: hăng, mạnh lên; 

  • “ lồng chim” Đồ đan hoặc đóng bằng tre hoặc bằng sắt dùng để nhốt gà hoặc chim.

Ví dụ 2:

 Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 9)        Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 10)Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 11)

        Chân ghế  ( 1)                         Chân người (2)                                chân núi(3)

Ví dụ 3: Từ cởi trong 3 trường hợp trên

  • Cởi cặp ( mở cái cặp ra)

  • Cởi gói bánh ( bóc gói bánh ra)

  • Cởi quả bưởi ( bóc quả bưởi)

Từ những ví dụ trên GV định hướng : cùng một từ nhưng khi đặt trong những câu văn nhất định chúng ta sẽ hiểu theo một nghĩa nhất định. Câu văn trong trường hợp như vậy người ta gọi là ngữ cảnh, nghĩa của từ trong trường hợp như vậy người ta gọi là nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức và thực hành tiếng Việt

1. Hoạt động tìm hiểu nội dung Tri thức Tiếng Việt

  a. Mục tiêu

     - Trình bày được khái niệm Ngữ cảnh.

     - Hiểu được nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh nhất định

b. Sản phẩm

Câu trả lời của học sinh

c. Nội dung

Học sinh đọc phần Tri thức tiếng Việt trong sách giáo khoa, GV lấy ví dụ giảng giải thêm cho học sinh nắm vững khái niệm ngữ cảnh.

d. Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs đọc khái niệm ngữ cảnh và ví dụ trong sách giáo khoa (trang 97).

- Gv trình chiếu ví dụ sau và yêu cầu HS trả lời “ người cha” trong trường hợp trên là chỉ ai?

Ví dụ:

  1. Người cha luôn yêu thương con vô điều kiện.

  2. Người cha mái tóc bạc

           Đốt lửa cho anh nằm

        ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Vì sao em biết như vậy?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs đọc phần khái niệm ngữ cảnh và ví dụ trong sách giáo khoa (trang 97). 

Sau đó GV trình chiếu lần lượt các ví dụ trong SGK yêu cầu HS gấp sách lại tìm nghĩa của từ.

* Báo cáo, thảo luận.

HS trả lời cá nhân, HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định.

GV dựa vào SGK và câu trả lời của HS đưa ra kết luận.

  1. Tri thức tiếng Việt:

  1. Khái niệm ngữ cảnh:

- Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó. Như vậy, ngữ cảnh có thể là một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe.

Ví dụ:

  1. Người cha chỉ người sinh ra ta.

  2. Người cha chỉ Bác Hồ.

Vì căn cứ vào ngữ cảnh.

2. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

    Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộ lộ một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ. 

Ví dụ 1 SGK

- Khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc ngắn, nối nhau liên tiếp rất nguy hiểm.

- Dựa vào ngữ cảnh “nhiều đoạn gấp khúc ngắn, nối nhau liên tiếp” trong câu văn trên để xác định nghĩa của từ

Ví dụ 2 SGK

- Phát minh: Tìm ra cái có cống hiến cho khoa học và loài người.

- Dựa vào một số ví dụ cụ thể : “máy hơi nước, điện, tivi, máy vi tính.”

Ví dụ 3

- Lửa: màu đỏ của hoa lựu.

Nghĩa của từ lửa trong ngữ cảnh trên sử dụng với nghĩa ẩn dụ không dùng theo nghĩa thông thường.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 10: Thực hành tiếng Việt trang 104.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Lời trái tim

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104

Giáo án Mẹ

Giáo án Viết bài văn biểu cảm về con người

Giáo án Ôn tập trang 112

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá