Giáo án Ôn tập cuối học kì 1 (Chân trời sáng tạo) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Tập 1: Ôn tập cuối học kì I sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Tiết : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống lại các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn bản.

- Đặc điểm hình thức và nội dung của thơ bốn chữ, năm chữ, truyện ngụ ngôn, nghị luận văn học, tản văn, tùy bút, văn bản thông tin.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện các đặc điểm của các kiểu văn bản đã học, kĩ năng các kiểu bài viết.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

  • Giáo án 

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên tổ chức trò chơi RUNG CHUÔNG VÀNG công bố luật chơi

- Mỗi HS sẽ chuẩn bị 4 tờ giấy ghi sẵn các đáp án A, B, C, D

- HS cả lớp sẽ đứng tại chỗ để cùng tham gia trò chơi.

- GV lần lượt đọc các câu hỏi. Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS có 15 s để giơ tờ giấy nhớ tương ứng đáp án

- HS nào trả lời sai câu hỏi sẽ tự động ngồi xuống, không được tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo.

- Hết 10 câu hỏi, (những) HS nào còn đứng (trả lời được hết 10 câu hỏi) sẽ giành được phần thưởng.

Câu hỏi: 

Câu 1 : Vai trò của vần trong thơ là :

  1. Liên kết các dòng và câu thơ

  2. Đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ

  3. Làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc

  4. Cả a,b,c 

Câu 2: Thông điệp của văn bản là?

  1. Những chi tiết, cành tượng từ thực tế đời sống được tái hiện bằng ngôn ngữ.

  2. Cảm xúc, suy ngẫm của tác giả về thế giới, con người

  3. Là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc

  4. Là những chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

Câu 3: Khi muốn tóm tắt ý chính của người khác trình bày một cách hiệu quả cần kết hợp lắng nghe và ghi chép bằng cách:

  1. Ghi ngắn gọn bằng ngôn ngữ của mình, ghi dưới dạng cụm từ, từ khóa

  2. Sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật các ý.

  3. Sử dụng các ý chính dưới dạng sơ đồ.

  4. Kết hợp cả a,b và c.

Câu 4:Truyện ngụ ngôn là:

  1. Truyện kể ngắn gọn, hàm súc, viết bằng văn xuôi hoặc văn vần

  2. Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả.

  3. Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng.

  4. Truyện có yếu tố gây cười.

Câu 5: Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là

  1. Nhân vật là đồ vật

  2. Nhân vật là loài vật

  3. Nhân vật là con người

  4. Có thể là con vật, đồ vật hoặc con người 

Câu 6: Nội dung chính của văn bản nghị luận là:

  1. Tình cảm, cảm xúc của người viết

  2. Ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc

  3. Trải nghiệm của người viết

  4. Cung cấp tri thức khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề,…

Câu 7: Những yếu tố chính trong văn bản nghị luận là:

  1. Ý kiến

  2. Lý lẽ

  3. Bằng chứng

  4. Ý kiến, lý lẽ, bằng chứng

Câu 8: Ngôn ngữ trong tản văn, tùy bút thường”

  1. Tinh tế, sống động

  2. Sống động, mang hơi thở đời sống

  3. Giàu hình ảnh và chất trữ tình

  4. Tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

Câu 9: Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền thể hiện ở mặt:

  1. Ngữ âm

  2. Ngữ nghĩa

  3. Từ vựng, ngữ nghĩa

  4. Ngữ âm và từ vựng

Câu 10: Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ thế trước các ý kiến khác biệt?

  1. Phải bảo vệ quan điểm của mình

  2. Dù đúng hay sai cũng phải công nhận ý kiến khác biệt

  3. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, lời nói và hành xử đúng mực

  4. Biết lắng nghe

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lắng nghe, giơ cao phiếu có câu trả lời cho câu hỏi

- GV quan sát

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài:

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Tập 1: Ôn tập cuối học kì I.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Ôn tập trang 120

Giáo án Ôn tập cuối học kì 1

Giáo án Bài 6: Hành trình tri thức

Giáo án Tự học - một thú vui bổ ích

Giáo án Bàn về đọc sách

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá