Giáo án Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Chân trời sáng tạo) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 4: Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 4: QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN

(Tản văn, tùy bút)

Đọc – hiểu văn bản (2)

MÙA THU VỀ TRÙNG KHÁNH NGHE HẠT DẺ HÁT

                                                                                 – Y Phương – 

(2 tiết)

Giáo án Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 1) Giáo án Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 2)Giáo án Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 3)

Hạt dẻ Trùng Khánh (Báo Công an nhân dân điện tử)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tản văn.

  • Chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Sự mạch lạc của văn bản, nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền. 

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

* Năng lực đặc thù: 

  • Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn.

  • Nhận biết được chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Nhận biết được sự mạch lạc của văn bản, nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền.

2. Về phẩm chất: 

  • Nhân ái: Yêu quý trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.

  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường, với công việc được giao ở trường, ở lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà văn Y Phương và văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5 PHÚT)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

b. Nội dung

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong hình ảnh với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: Cảm nhận của học sinh (chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất) và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Quan sát hình ảnh, em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất?

Giáo án Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 4) Giáo án Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 5)

Hạt dẻ Trùng Khánh (Báo Khoa học và phát triển)           Dừa sáp Trà Vinh (Thịnh Karim)

 

B2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi của giáo viên.

GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh.

B3: Báo cáo, thảo luận: 

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

  Các em thân mến! Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú với những bờ biển dài, những dòng sông rộng, đất đai màu mỡ, cây cối tươi tốt cho quả quanh năm. Vì lẽ đó, có thể nói: mỗi một vùng đất, một miền quê đều có những sản vật đặc trưng của riêng mình nào dừa, nào mít, nào vải, nào hạt dẻ… và hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những cảm nhận rất độc đáo của tác giả Y Phương về một trong những sản vật ấy qua bài: “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (60 phút)

2.1 Tri thức đọc – hiểu

  1. Mục tiêu: Học sinh hiểu chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tản văn.

  2. Nội dung

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi.

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

? Em hãy nêu đặc điểm của tản văn?

? Em hiểu thế nào là chất trữ tình trong tản văn?

? Em hiểu thế nào là cái tôi của tác giả trong tản văn?
? Em hiểu thế nào là ngôn ngữ vùng miền?

B2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định 

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

 

1. Khái niệm tản văn: 

Tản văn là thể loại văn học chú trọng việc ghi lại những gì đã trải qua, đã nghe thấy, cảm thấy, thể nghiệm liên tưởng của cái tôi hoặc ghi lại những câu chuyện, những trạng thái cảnh vật hoặc trữ tình hoài niệm; là loại tác phẩm văn học giàu tính trữ tình, rộng rãi về đề tài, tinh túy về nội dung, khuôn khổ tương đối nhỏ, ngôn ngữ tự nhiên mới mẻ, thủ pháp biểu hiện linh hoạt, văn phong sáng sủa.

2. Chất trữ trình trong tản văn:

Tản văn trữ tình là tản văn lấy sự bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả làm chủ đạo, điều căn bản của nó là bộc lộ tình cảm. Trữ tình ở đây đã chỉ ra nội dung chủ yếu của nó là tình cảm, đồng thời cũng chỉ ra thủ pháp biểu hiện chủ yếu của nó là trữ tình. “Tình” trong tản văn trữ tình chiếm vị trí vô cùng quan trọng.

3. Cái tôi của tác giả trong tản văn:

Cái tôi tác giả là khả năng xử lí thông tin, khả năng nắm bắt những thông tin, chi tiết hay, đặc sắc. Cái tôi tác giả ở đây là cách tiếp cận vấn đề, cách chọn vấn đề thể hiện tác phẩm.

4. Ngôn ngữ các vùng miền

- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:

+ Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

+ Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 4: Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Cốm vòng

Giáo án Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Giáo án Thu sang

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 86

Giáo án Mùa phơi sân trước

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá