Bệnh than do vi khuẩn Bacillus anthracis có khả năng sinh bào tử hay còn gọi là nha bào

434

Với giải Bài 25.10 trang 86 SBT KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 25: Vi khuẩn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 25: Vi khuẩn

Bài 25.10 trang 86 sách bài tập KHTN 6: Bệnh than do vi khuẩn Bacillus anthracis có khả năng sinh bào tử hay còn gọi là nha bào, Các bào tử của chúng có thể tồn tại rất lâu và có sức sống cao trong những môi trường khắc nghiệt. Chính vì nguyên nhân này, bệnh than đang trở thành mối đe dọa tới sức khỏe con người. Em hãy tìm hiểu và mô tả nguyên nhân, triệu chứng, con đường lây truyền, đối tượng nguy cơ và các biện pháp phòng chống đối với bệnh này.

Lời giải:

* Nguyên nhân: con người bị nhiễm bệnh than do tiếp xúc với động vật hoặc các sản phẩm từ động vật chứa mầm bệnh than.

* Triệu chứng:

- Ở đường hô hấp: sốt, ớn lạnh, tức ngực, khó thở, chóng mặt, ho, đau đầu, đau nhức cơ,…

- Ở đường tiêu hóa: sưng, nổi hạch cổ; đau họng, buồn nôn, nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy,…

* Con đường lây truyền:

- Qua vết thương hở trên da

- Qua đường hô hấp

- Qua đường tiêu hóa

* Đối tượng nguy cơ: 

- Người phục vụ trong quân đội và các khu vực có nguy cơ mắc bệnh than

- Nghiên cứu viên trong phòng thí nghiệm bệnh than

- Những người làm công việc xử lí da, lông động vật ở vùng có nguy cơ mắc bệnh than

 - Những người làm trong ngành thú y

* Biện pháp phòng chống:

- Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là khi tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh

- Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi chế biến, giết mổ động vật

- Kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân làm trong những ngành công nghiệp có nguy cơ mắc bệnh

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với mầm bệnh

- Nghiêm cầm giết mổ, buôn bán động vật nhiễm bệnh

- Kiểm tra nước thải, chất thải của các nhà máy chế biến động vật có nguy cơ nhiễm bệnh

Đánh giá

0

0 đánh giá