CH3COOH ra CH3COONa | CH3COOH + Na2CO3 → CH3COONa + H2O + CO2

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CH3COOH + Na2CO3 → CH3COONa + H2O + CO2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình CH3COOH + Na2CO3 → CH3COONa + H2O + CO2

1. Phương trình phản ứng hóa học   

            2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Giải phóng khí CO2.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của CH3COOH (Axit axetic)

CH3COOH là một axit yếu thuộc nhóm axit monoprotic có khả năng tác dụng với cacbonat tạo ra axetat kim loại tương ứng, nước và cacbonic.

4.2. Bản chất của Na2CO3 (Natri cacbonat)

Na2COlà chất lưỡng tính, là muối trung hoà tác dụng được với axit.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của CH3COOH

a. Cấu tạo phân tử

Công thức cấu tạo:

Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 45: Axit axetic

Công thức rút gọn: CH3-COOH

Nhóm (-COOH) làm cho phân tử có tính axit

b. Tính chất hóa học

Tính axit yếu

Axit axetic là một axit hữu cơ mang đầu đủ tính chất của một axit yếu, yếu hơn axit HCl, H2SO4 nhưng mạnh hơn axit cacbonic H2CO3

Làm quỳ tím chuyển đỏ

Tác dụng với kim loại đứng trước H: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

Tác dụng với bazơ: CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

Tác dụng với oxit bazơ: 2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

Tác dung với muối: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

Tác dụng với rượu etylic

CH3COOH + C2H5-OH \overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,đặc,\,{{t}^{o}}}{\leftrightarrows} CH3COOC2H5 + H2O

axit axetic rượu etylic etyl axetat

Phản ứng cháy

Axit axetic cháy trong oxi tạo sản phẩm gồm CO2 và H2O

C{{H}_{3}}COOH+2{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O

5.2. Tính chất hóa học của Na2CO3

Na2COlà chất lưỡng tính tác dụng được cả axit và bazơ, Na2COlà muối trung hòa tạo môi trường trung tính nên nó có tác dụng đầy đủ tính chất hóa học như sau.

Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước giải phóng khí CO2:

 Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Tác dụng với bazơ tạo muối mới và bazo mới:

Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3

Tác dụng với muối tạo hai muối mới:

Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

Chuyển đổi qua lại với natri bicacbonat theo phản ứng:

Na2CO3 + CO2 + H2O ⇌ 2NaHCO3

Khi tan trong nước, Na2CO3 bị thủy phân:

Na2CO3 → 2Na+ + CO32−

CO32− + H2O ⇌ HCO3 + OH ⇒ Dung dịch Na2CO3 có tính base yếu.

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch axit axetic lần lượt vào các ống nghiệm đựng NaOH

7. Bạn có biết

- Axit axetic là một axit hữu cơ có tính chất của một axit. Tuy nhiên, axit axit axetic là một axit yếu.

8. Bài tập liên quan

Câu 1. Dung dịch của chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?

A. CH3-CH2-OH

B. CH3-O-CH3

C. CH3-COOH

D. C6H12O6

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Axit axetic không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. Ag

B. NaOH

C. Na2CO3

D. Zn

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 3. Cho 11,52 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 14,56 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH2=CHCOOH.

B. CH3CH2COOH.

C. CH3COOH.

D. HC≡CCOOH.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức axit đơn chức mạch hở có dạng RCOOH

2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O

2.(R + 45) gam              (2R + 128) (gam)

11,52 gam                       14,56 gam

=> 11,52.(2R + 128) = 14,56.(2R + 90)

=> R = 27 (CH2=CH-)

Vậy X là CH2=CH-COOH

Câu 4. Cho 1,8 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,06M và NaOH 0,06M. Cô cạn dung dịch thu được 4,14 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

A. C2H5COOH.

B. CH3COOH.

C. HCOOH.

D. C3H7COOH.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

nKOH = 0,03 mol; nNaOH = 0,03 mol

Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mrắn khan + mH2O

=> mH2O= 0,54 gam => nH2O = 0,03 mol

Vì X là axit đơn chức => nX = nNaOHKOH = nH2O = 0,03 mol

=> M­X = 1,8/0,03 = 60

=> X là CH3COOH

Câu 5. Công thức phân tử axit axetic là

A. C2H4O

B. C2H4O2

C. C2H6O2

D. CH2O2

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6. Ứng dụng nào sau đây không phải của axit axetic?

A. Pha giấm ăn

B. Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng

C. Sản xuất cồn

D. Sản xuất chất dẻo, tơ nhân tạo

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 7. Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?

A. Na

B. Dung dịch AgNO3

C. CaCO3

D. Dung dịch NaCl

Lời giải:

Đáp án: C

Đánh giá

0

0 đánh giá