Với giải Vận dụng trang 23 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Vận dụng trang 23 Địa lí 10: Tìm hiểu các vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a, An-đét (vị trí, đặc điểm, sự hình thành).
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông tin trên Internet, sách báo,...
Trả lời:
* Vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a
- Vị trí: nằm ở phía bắc của Nam Á.
- Đặc điểm:
+ Hi-ma-lay-a là dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất. Đặc điểm đặc trưng nhất là hiện nay nó vẫn còn hoạt động. Theo ước tính, tốc độ nâng lên cao nhất của Hi-ma-lay-a là 1 cm/năm.
+ Có đỉnh Everet cao nhất thế giới (8 848 m), nằm ở biên giới Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc).
+ Hi-ma-lay-a trải rộng trên 7 quốc gia của châu Á, bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Afghanistan, Myanmar, Pakistan.
- Sự hình thành: Dãy Hi-ma-lay-a hình thành do sự va chạm giữa mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với mảng Âu - Á.
* Vùng núi trẻ An-đét:
- Vị trí: nằm dọc bờ biển phía tây của Nam Mỹ.
- Đặc điểm:
+ Dãy An-đét gồm chuỗi núi liên tục, dài 7 242 km, kéo dài qua 7 quốc gia (Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Chile và Argentina).
+ Đỉnh núi cao nhất của dãy An-đét là Aconcagua (6 962 m) thuộc Argentina. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất châu Mỹ, vốn là núi lửa nhưng không còn hoạt động.
- Sự hình thành: An-đét là kết quả của quá trình kiến tạo khi vỏ đại dương của mảng Nazca và Nam Cực bị hút chìm xuống bên dưới mảng Nam Mỹ.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Mảng Na-xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?
A. Dãy Cooc-đi-e.
B. Dãy Côn Lôn.
C. Dãy Hindu Kush.
D. Dãy An-đet.
Đáp án: D
Giải thích:
- Dãy An-đet nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Na-xca và mảng Nam Mĩ.
- Khi hai mảng Na-xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ, tại vị trí tiếp xúc vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy An-đet, đồng thời sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa... (dãy An-đet nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương).
Câu 2. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
A. sinh quyển.
B. khí quyển.
C. thủy quyển.
D. thạch quyển.
Đáp án: D
Giải thích: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, gọi chung là thạch quyển.
Câu 3. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
C. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Đáp án: D
Giải thích: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 21 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy:...
Câu hỏi 1 trang 23 Địa lí 10: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các mảng kiến tạo của Trái Đất....
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa
Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu