Cu(OH)2 + HCOOH → CO2 + Cu2O↓ + H2O | Cu(OH)2 ra Cu2O

648

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2Cu(OH)2 + HCOOH → CO2 + Cu2O↓ + 3H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2Cu(OH)2 + HCOOH → CO2 + Cu2O↓ + 3H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    2Cu(OH)2 + HCOOH → CO2 + Cu2O↓ + 3H2O

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 sau khi cho axit fomic đun nóng nhẹ vào tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.

3. Điều kiện phản ứng

- nhiệt độ.

4. Tính chất hoá học

- Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.

Tác dụng với axit:

    Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Phản ứng nhiệt phân:

    Cu(OH)2 Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 CuO + H2O

Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:

    Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề

    Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Phản ứng với anđehit

    2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

Phản ứng màu biure

- Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 sau đó cho dung dịch axit fomic vào và đun nóng nhẹ.

6. Bạn có biết

- Các andehit có nhóm –CHO khi cho tác dụng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Có 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCOOH, CH3COOH, C2H5OH. Dùng hóa chất nào để phân biệt các dung dịch trên?

A. dd AgNO3/NH3     

B. NaOH

C. Na     

D. Cu(OH)2/OH-

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

HCOOH: xuất hiện kết tủa đỏ gạch (Cu2O)

CH3COOH: Cu(OH)2 bị hòa tan thành dung dịch màu xanh

C2H5OH: ko hiện tượng

Ví dụ 2: Có 5 bình mất nhãn chứa các dung dịch: dung dịch HCOOH, dd CH3COOH, ancol etylic, glixerol và CH3CHO. Dùng hóa chất nào để nhận biết được cả 5 dung dịch trên?

A. AgNO3/NH3, quỳ tím

B. Cu(OH)2, Na2CO3

C. nước brom, quỳ tím

D. AgNO3/NH3, Cu(OH)2

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Khi cho AgNO3/NH3 vào thì thấy ống nghiệm nào có kết tủa Ag màu trắng xám thì là chứa HCOOH và CH3CHO. Như vậy chia được thành 2 nhóm để phân biệt, nhóm 1: HCOOH và CH3CHO còn nhóm 2 gồm ancol etylic, glixerol, CH3COOH.

Sau đó cho Cu(OH)2 vào :

  + nhóm 1: thì thấy Cu(OH)2 tan ra và thấy dung dịch sau phản ứng có màu xanh là dung dịch HCOOH còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì là CH3CHO.

  + nhóm 2: Khi cho Cu(OH)2 thì thấy dd sau phản ứng tạo phức màu xanh là chứa glixerol, dung dịch sau pư có màu xanh nhạt là CH3COOH, ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là ancol etylic.

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Đồng (Cu) và hợp chất:

2Cu(OH)2 + CH3CHO → CH3COOH + Cu2O↓ + 2H2O

2Cu(OH)2 + HCHO → HCOOH + Cu2O↓ + 2H2O

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Cu(OH)2 + 2C2H4(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O

Cu(OH)2 + 2C6H12O6 → [C6H11O6]2Cu + 2H2O

Cu(OH)2 + 2C12H22O11 → [C12H21O11]2Cu + 2H2O

Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + 2H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá