Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 | Cu(OH)2 ra [Cu(NH3)4](OH)2

2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 sau đó kết tủa lại tan tạo thành phức màu xanh thẫm.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Tính chất hoá học

- Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.

Tác dụng với axit:

    Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Phản ứng nhiệt phân:

    Cu(OH)2 Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 CuO + H2O

Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:

    Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề

    Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Phản ứng với anđehit

    2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

Phản ứng màu biure

- Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.

5. Cách thực hiện phản ứng

- Thổi từ từ NH3 đến dư vào dung dịch muối CuCl2.

6. Bạn có biết

- Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 300 gam dung dịch AgNO3 8,5%. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là:

A. 4,48 lít     

B. 3,36 lít

C. 10,08 lít     

D. 6,72 lít

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

nAgNO3 = (300.8,5)/(100.170) = 0,15 mol

AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH + NH4NO3

AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2](OH)

⇒ nNH3 = 0,15 + 0,3 = 0,45

⇒ V = 0,45.22,4 = 10,08 lít

Ví dụ 2: Nhỏ từ từ dd NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dd CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành,

B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành

C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra.

D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh thẫm.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Khi cho dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thấy kết tủa Cu(OH)2 màu xanh. Cho tiếp NH3 vào thì Cu(OH)2 bị tan dần tạo phức có màu xnah thẫm.

CuSO4 + NH3 + H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Ví dụ 3: Cho 100 ml dung dịch X chứa Al(NO3)3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,06.     

B. 1,56.

C. 5,04.     

D. 2,54

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

mkết tủa = mAl(OH)3 = 0,02. 78 = 1,56 gam

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Đồng (Cu) và hợp chất:

2Cu(OH)2 + CH3CHO → CH3COOH + Cu2O↓ + 2H2O

2Cu(OH)2 + HCHO → HCOOH + Cu2O↓ + 2H2O

2Cu(OH)2 + HCOOH → CO2 + Cu2O↓ + 3H2O

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Cu(OH)2 + 2C2H4(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O

Cu(OH)2 + 2C6H12O6 → [C6H11O6]2Cu + 2H2O

Cu(OH)2 + 2C12H22O11 → [C12H21O11]2Cu + 2H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá