Ngày 1 tháng 1 năm 2016, một vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại lò vôi xã Hoàng Giang

700

Với giải Bài 10.18 trang 33 SBT KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. Mời các bạn đón xem:

 Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Bài 10.18 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Ngày 1 tháng 1 năm 2016, một vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại lò vôi xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) khiến 8 người thiệt mạng do nhiễm khí độc. Điều đáng nói ở đây là các vụ tai nạn tương tự có thể xảy đến bất cứ lúc nào vì các chủ lò vôi ở nhiều địa phương khác vẫn xem nhẹ quá trình xử lý khí độc.

a) Khí thải lò vôi sẽ dẫn đến hậu quả gì với môi trường không khí?

b) Nguyên nhân dẫn đến sự thiệt mạng của những người trên là gì?

c) Hãy đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực xung quanh lò vôi?

d) Em hãy thiết kế tranh tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường không khí ở nơi mình sống?

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lời giải:

a) Khí thải từ lò vôi chủ yếu là khí carbon dioxide, ngoài ra còn có một số khí độc hại khác. Các khí này thải ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí.

b) Nguyên nhân thiệt mạng là do 8 người trên hít phải khí độc từ lò vôi. Ở nhiều địa phương các chủ lò vôi vẫn còn xem thường quá trình xử lí khí độc.

c) Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực xung quanh lò vôi:

+ Thu và xử lí khí độc lò vôi trước khi thải ra ngoài môi trường.

+ Sử dụng lò vôi liên hoàn để giảm nhiên liệu tiêu thụ, giảm khí độc thải ra môi trường.

+ Nên xây lò vôi ở nơi xa dân cư, nơi thoáng khí.

d) Một số tranh sưu tầm:

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Đánh giá

0

0 đánh giá