Giáo án Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (Chân trời sáng tạo) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

PHẦN VIẾT

VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG MỘT 

TÁC PHẨM VĂN HỌC

Thời gian: 3 tiết

  1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

- Các yêu cầu, quy trình, kĩ năng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Biết viết văn bản đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

3.Phẩm chất: 

- Bồi đắp lòng yêu thương, thông cảm, trân trọng và thấu hiểu con người thông qua phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu hoặc bảng tương tác, máy tính.

- Bảng phụ, giấy A4, A1, A0, bảng nhóm viết lông, keo dán giấy, nam châm.

- KHBD, SGK, SGV

- PHT, Bảng kiểm 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học về truyện ngắn hay tiểu thuyết chắc hẳn có những nhân vật để lại những ấn tượng sâu sắc cho em, vậy muốn chia sẻ với người khác về ý kiến, quan điểm của em về nhân vật ấy thì em có thể chia sẻ bằng cách nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, trao đổi và tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức hoạt động, gọi 2-3 HS bất kì trả lời 

- HS trình bày sản phẩm. HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

* HS chia sẻ: có thể viết bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học





B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Hoạt động tìm hiểu tri thức về kiểu bài

a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền của HS về văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trình bày hiểu biết về văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Văn nghị luận là gì? Văn nghị luận viết ra nhằm mục đích gì?

+  Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận là gì? 

+ Trong bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng tác giả đưa ra phải căn cứ vào đâu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày trước lớp; các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Dựa trên câu trả lời của HS, GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu nội dung bài học.

* Kích hoạt kiến thức nền

- HS nhắc lại những yêu cầu về văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.




2. Hoạt động tìm hiểu tri thức về bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

a. Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm, yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc khung thông tin trong SGK/ tr.67-68, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học thuộc thể văn gì, viết về điều gì?

+ Khi viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học, em cần chú ý những yêu cầu nào?

+ Trình bày bố cục bài viết phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

- Sau khi trả lời các câu hỏi, HS điền vào bảng sau: 

Yêu cầu đối với kiểu bài

Nội dung

 

Lí lẽ 

 

Bằng chứng

 

Bố cục bài viết

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi với bạn cùng bàn

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 2-3 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản

1. Khái niệm:

- Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật văn học thuộc thể văn nghị luận văn học. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến bàn về đặc điểm của các nhân vật trong một tác phẩm văn học.

2. Yêu cầu đối với kiểu bài:


Yêu cầu đối với kiểu bài

Nội dung

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích

- Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm khái quát từ nét tính cách, phẩm chất nhân vật.

Lí lẽ 

Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến 

Bằng chứng

Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ

Bố cục bài viết

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật cần bàn luận và thể hiện ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật

- Thân bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm để giúp người đọc hiểu them về nhân vật cần phân tích. Khẳng định ý kiến về các đặc điểm của nhân vật, đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến; các lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm nhân vật, nêu cảm nghĩ của người viết về nhân vật.

3. Hoạt động hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích văn bản mẫu

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài thông qua việc phân tích văn bản mẫu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thầm VB mẫu (SGK/tr.68 - 69), chú ý đến những phần đánh số và khung thông tin tương ứng. Sau đó, GV cho HS thảo luận nhóm đôi với các câu hỏi hướng dẫn phân tích kiểu văn bản bên dưới (SGK/tr.69).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân HS đọc văn bản mẫu, theo dõi các thông tin trong khung hướng dẫn, tìm câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn phân tích văn bản.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có). 

- HS nêu câu hỏi thắc mắc (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV góp ý cho câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận vấn đề theo định hướng:

Qua phần phân tích văn bản mẫu, HS cần:

+ Nhận biết bố cục của bài văn, chức năng của ba phần trong bài văn văn.

+ Nhận ra vai trò quan trọng lí lẽ và bằng chứng cũng như việc sắp xếp lí lẽ và bằng chứng trong bài viết.

II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1

- Bài văn viết về nhân vật cụ Bơ-mơn trong truyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ô-Hen-ri. 

- Người viết đã trình bày ý kiến về đặc điểm nhân vật cụ Bơ-mơn: bác họa sĩ già giàu lòng nhân ái, có khát vọng nghệ thuật cao đẹp.

Câu 2: Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật cần chú ý:

- Lí lẽ cần thuyết phục, rõ ràng.

- Bằng chứng cần xác thực, phong phú.

- Lí lẽ, bằng chứng cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 3: Ở phần kết bài, tác giả đã khẳng định lại một lần nữa về phẩm chất, con người cụ Bơ-mơn. Đồng thời, tác giả nêu cảm nghĩ về nhân vật, tự rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống.

4. Hoạt động hướng dẫn quy trình viết

4.1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về quy trình viết.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quy trình viết.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK/tr.69

- GV yêu cầu HS kể tên 4 bước trong quy trình viết một đoạn văn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp và trả lời nhanh ra giấy.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày trước lớp. Các HS khác bổ sung (nếu có). 


Bước 4: Kết luận, nhận định

- Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS ôn lại quy trình viết trong hoạt động tiếp theo.

III. Hướng dẫn quy trình viết

* Quy trình viết gồm bốn bước:

Bước 1: chuẩn bị trước khi viết

Bước 2: tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: viết bài

Bước 4: xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Giáo án Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Giáo án Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi

Giáo án Ôn tập trang 75

Giáo án Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá