Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 (Chân trời sáng tạo) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 3: Thực hành Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU 

1. Về năng lực: 

- Xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố đó.

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.

2. Về phẩm chất: 

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập, ...

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức.

b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Giải ô chữ”. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ”: Dùng những từ Hán Việt phù hợp với bức ảnh cho sẵn. Chia thành 2 đội: Mỗi đội đoán 2 từ.

Câu 1: QUỐC HỘI

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 1)

Câu 2: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và PHU NHÂN đến thăm và làm việc tại thành phố Bussan, Hàn Quốc.

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 2)

Câu 3: BẠCH MÃ

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 3)

Câu 4: QUỐC KÌ

Câu 5: GIA CẦM

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 4)

Câu 6: MẪU TỬ

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 5)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh chơi trò chơi “Nhìn hình đoán chữ”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới:

Bằng việc trả lời các câu hỏi ở trò chơi, các em đã ôn lại kiến thức về yếu tố Hán Việt trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Bài học hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt qua tiết học: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT hôm nay nhé!

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: TV- GQVĐ (HS biết thực hành giải quyết các bài tập Tiếng Việt về yếu tố Hán Việt).

- Xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố đó.

b. Nội dung hoạt động: HS hoạt động nhóm, cá nhân để nhắc lại lí thuyết về yếu tố Hán Việt và hoàn thành các bài tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về yếu tố Hán Việt 

(Nhắc lại lí thuyết (Lớp 6 – Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống) 

H: Yếu tố Hán Việt là gì? Từ Hán Việt là gì? 

H: Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Đó là những loại nào?

- Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

? Yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. Việc hiểu chính xác và sử dụng đúng các yếu tố Hán Việt đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp.

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện.

* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: nhớ lại kiến thức suy nghĩ và trả lời miệng.

- Giáo viên: nghe, quan sát, gọi HS khác nhận xét

* Bước 3. Báo cáo kết quả: HS trả lời miệng, trình bày kết quả

* Bước 4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

I. LÝ THUYẾT




1. Yếu tố Hán Việt 

- Các tiếng tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt

2. Từ Hán Việt

- Từ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát âm của Tiếng Việt.

- Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.








II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

a. Mục tiêu: HS thực hành làm bài tập xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố đó.

b. Nội dung: Học sinh làm bài tập SGK/64

c. Sản phẩm: Phần bài tập HS đã làm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Hướng dẫn HS làm các bài tập phần “Thực hành Tiếng Việt” (SGK/64)

NV1:

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

H: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)

b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)

c. Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen)

Tổ chức trò chơi: AI NHANH HƠN

- GV phát phiếu học tập nối cột A và B sao cho đúng. Mỗi cá nhân hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút. Giáo viên lấy 5 bài hoàn thành nhanh nhất để chấm. Các HS còn lại chấm chéo cho nhau theo bàn.

A

B

Đáp án

1. trí tuệ

a. đạo lí về nhân sinh.

1-c

2. quan niệm

b. tiến hành, thực hiện.

2-f

3. thiên nhiên

c. sự hiểu biết, thông thái

3-d

4. thực hành

d. tự nhiên.

4-b

5. hoàn mĩ:

e. hoàn hảo, tốt đẹp.

5-e

6. triết lí

f. cách hiểu riêng của

mình về một sự vật, một vấn đề.

6-a

- GV mở rộng thêm:

(a.

- trí tuệ: là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.

- quan niệm: là cách hiểu riêng của mỗi người về một sự vật, một vấn đề cụ thể nào đó.

b.

- thiên nhiên: là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.

- thực hành: là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế.

c.

- hoàn mĩ: vẻ đẹp hoàn hảo, không tì vết, không khuyết điểm.

- triết lí: là những điều được đúc rút bởi trải nghiệm, được phát biểu ngắn gọn, xúc tích.)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Mỗi cá nhân hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- Gv chọn 5 bài nhanh nhất.

- GV gọi đại diện 2 HS lên trình bày.

- HS chấm chéo cho nhau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV chấm 5 bài nhanh nhất và nhận xét, đánh giá, (sửa chữa nếu cần) rút kinh nghiệm chung, chốt kiến thức.

NV 2:

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó. 

 Trò chơi: TIẾP SỨC

- Chia lớp thành 4 Đội: Mỗi Đội tìm từ ghép Hán Việt cho 2 yếu tố Hán Việt trong thời gian 5 phút, các thành viên trong Đội thay phiên nhau ghi các từ ghép Hán Việt lên bảng. Sau 5 phút, Đội nào ghi đúng được nhiều từ nhất thì Đội đó sẽ chiến thắng và nhận được 1 phần quà!

+ Đội 1: quốc (nước), gia (nhà)

+ Đội 2: gia (tăng thêm), biến (tai họa)

+ Đội 3: biến (thay đổi), hội (họp lại) 

+ Đội 4: hữu (có), hóa (thay đổi, biến thành)

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

quốc (nước)

quốc gia, …

2

gia (nhà)

gia đình, …

3

gia (tăng thêm)

gia vị, …

4

biến (tai họa)

tai biến, …

5

biến (thay đổi)

biến hình, …

6

hội (họp lại)

hội thao, …

7

hữu (có)

hữu tình, …

8

hóa (thay đổi, biến thành)

tha hóa, …


Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 6)

- GV hướng dẫn HS giải thích ý nghĩa của một số từ Hán Việt HS tìm được.



Bài tập 1/64

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. trí tuệ: sự hiểu biết, thông thái.

 

quan niệm: cách hiểu riêng của

 mình về một sự vật, một vấn đề.

b. thiên nhiên: tự nhiên.

thực hành: tiến hành, thực hiện.

c. hoàn mĩ: hoàn hảo, tốt đẹp.

triết lí: đạo lí về nhân sinh.



 

 

 

 

 

































Bài tập 2/64


 



................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Thực hành Tiếng Việt.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64

Giáo án Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Giáo án Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Giáo án Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá