Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Ag + H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Ag + H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + H2O
1. Phương trình phản ứng hóa học
2Ag + 2H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
- Bạc tan dần, xuất hiện khí không màu, có mùi hắc chính là lưu huỳnh đioxit (SO2)
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ thường
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của Ag (Bạc)
- Trong phản ứng trên Ag là chất khử.
- Ag không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.
4.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)
- Trong phản ứng trên H2SO4 là chất oxi hoá.
- Trong H2SO4 thì S có mức oxi hoá +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hoá mạnh và háo nước.
5. Tính chất hóa học
5.1. Tính chất hóa học của Ag
- Kém hoạt động (kim loại quý), nhưng ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh, bạc có thế điện cực chuẩn (E0Ag+/Ag= + 0,80V).
a. Tác dụng với phi kim
- Bạc không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao.
Tác dụng với ozon
2Ag + O3 → Ag2O + O2
b. Tác dụng với axit
- Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.
3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O
2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
c. Tác dụng với các chất khác
- Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua:
4Ag + 2H2S + O2 (kk) → 2Ag2S + 2H2O
- Bạc tác dụng được với axit HF khi có mặt của oxi già:
2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 → 2AgF + 2H2O
2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH
5.2. Tính chất hóa học của H2SO4
Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.
Có những tính chất hóa học riêng
Axit sunfuric tác dụng với kim loại tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như SO2, H2S, S.
Ví dụ:
Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội
C12H22O11 11H2O + 12C
C + 2H2SO4 đặc nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O
S + 2H2SO4 đặc nóng → 3SO2 + 2H2O
H2SO4 đặc nóng + 8HI → H2S + 4I2 + 4H2O
6. Cách thực hiện phản ứng
- Cho bạc tác dụng với H2SO4.
7. Bạn có biết
- Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.
8. Bài tập liên quan
Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể hoà tan hoàn toàn chất rắn?
A. Cho hỗn hợp Ag, Ag2O vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Cho hỗn hợp Cu, Fe, Sn vào dung dịch FeCl3.
C. Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
D. Cho hỗn hợp Na, Mg vào H2O.
Lời giải:
Cho Sn vào dung dịch FeCl3
Sn + 2Fe3+ → Sn2+ + 2Fe2+
Cu vào dung dịch FeCl3
2 FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
Fe vào dung dịch FeCl3
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Câu 2. Cho hỗn hợp bột 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm 2 kim loại. Dung dịch sau phản ứng gồm các chất
A. Fe(NO3)3 và AgNO3
B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
C. AgNO3 và Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
Lời giải:
Phương trình phản ứng :
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Chất rắn Y gồm 2 kim loại là Cu và Ag; dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2
Câu 3. Những dung dịch nào sau đây không hoà tan được Cu?
A. Dung dịch muối Fe3+
B. Dung dịch HNO3 loãng
C. Dung dịch muối Fe2+
D. Dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3
Dung dịch Fe2+ không hòa tan được Cu kim loại.
Phương trình hóa học xảy ra
Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2+ Cu(NO3)2
3Cu + 8NaNO3 + 8HCl → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8NaCl + 4H2O
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Câu 4. Cho a gam Ag tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 4,48 lit khí SO2 (đktc). Giá trị a là
A. 47,2 gam
B. 43,2 gam
C. 46,8 gam
D. 46,6 gam
Lời giải:
Phương trình hóa học
2Ag + 2H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
nSO2 = 0,2 mol
Theo phương trình phản ứng ta có
nAg = 2.nSO2 = 0,1 mol => mAg = 0,4.108 = 43,2 gam
Câu 5. Một thanh kim loại M hóa trị 2 được nhúng vào trong 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại ,thấy khối lượng thanh tăng 8 gam, nồng độ CuSO4 còn 0,3M. Hãy xác định kim loại M?
A. Fe
B. Mg
C. Zn
D. Pb
Lời giải:
M + Cu2+ → M2+ + Cu
Số mol Cu2+ phản ứng là: 1.(0,5 – 0,3) = 0,2 mol
Độ tăng khối lượng của thanh kim loaị M:
M = mCu – mM tan = 0,2.(64 – M) = 8
Suy ra: M = 24 là Zn
Câu 6. Cho m gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng (m + 0,5) gam. Giá trị của m là:
A. 15,5
B. 16
C. 12,5
D. 18,5
Lời giải:
Gọi nNi= a mol; nCu = b mol có trong m gam hỗn hợp
Các phản ứng có thể xảy ra:
Ni + 2Ag+ → Ni2+ + 2Ag (1)
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag (2)
Ni + Cu2+ → Ni2+ + Cu (3)
- Từ (3) → ∆m↑ = (64 – 59).a = 0,5
→ x = 0,1 mol (*) - Từ (1) → nAg(1) = 0,2 mol
→ mAg(1) = 21,6 gam
→ mAg(2) = 54 – 21,6 = 32,4 gam → nAg(2) = 0,3 mol
→ y = 0,15 mol (**) - Từ (*) ; (**) → m = 0,1.59 + 0,15.64 = 15,5 gam
Câu 7. Có 6 dung dịch riêng biệt sau: NaCl, NaBr, KI, HCl, H2SO4, KOH. Để phân biệt các dung dịch trên, ta có thể dùng lần lượt các hợp chất nào sau đây?
A. quì tím, khí clo, dung dịch HNO3
B. dung dịch AgNO3, khí clo, hồ tinh bột
C. quì tím, AgNO3, dung dịch BaCl2
D. phenolphtalein, dung dịch Pb(NO3)2
Lời giải:
Câu 8. Trong dung dịch muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại hai muối này ra khỏi dung dịch NaCl nên tiến hành theo cách nào dưới đây?
A. cô cạn hỗn hợp rồi sục khí Cl2 đến dư vào
B. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc.
C. cho hỗn hợp tác dụng với Cl2 sau đó đun nóng.
D. cho hỗn hợp tác dụng với AgNO3 sau đó đun nóng
Lời giải:
Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl, người ta cho dung dịch hỗn hợp tác dụng với khí Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch.
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?
A. H2SO4 tan tốt trong nước
B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.
C. H2SO4 có tính axit mạnh.
D. H2SO4 đặc có tính háo nước.
Lời giải: