Giáo án Thực hành tiếng việt trang 26 (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 7: Thực hành Tiếng Việt sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Tuần Ngày soạn:            

Tiết       Ngày dạy:    

BÀI 7:

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG NGỮ CẢNH; DẤU CHẤM LỬNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: HS nắm được

- Khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp. 

- Vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.

- Công dụng của dấu chấm lửng

2. Về năng lực:

- Nhận diện được ngữ cảnh của một số yếu tố ngôn ngữ trong câu hoặc trong văn bản.

- Xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh của câu hoặc trong văn bản

- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

- Xác định được công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp cụ thể.

- Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm lửng phù hợp khi viết.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Phiếu học tập, bài trình bày của HS, bảng phụ.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 

1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

  1. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu truyện cười: “Bò cười không được thịt” 

          Thời bao cấp đời sống khó khăn, nếu mổ lợn phải nộp thuế sát sinh, nếu mổ trâu bò phải làm đơn xin cấp trên phê duyệt bởi trâu bò là sức kéo của nền nông nghiệp.
         Cuối năm 1970 hợp tác xã nông nghiệp thôn tôi muốn thịt bò để liên hoan tổng kết nên viết đơn xin xã cho giết bò. Xã không giải quyết, ông Chủ tịch đặt bút phê:"Bò cày không được thịt! "

        Thấy bà con xã viên buồn rầu, Ông Chủ nhiệm HTX nông nghiệp quyết định cứ giết thịt bò liên hoan. Xã biết tin lập tức gọi Chủ nhiệm lên kiểm điểm, bà con ở nhà lo lắng. Khi tới Ủy ban Chủ tịch mắng té tát và cho rằng chống lại cấp trên, cho giết bò là phá hoại sản xuất phải kiểm điểm kỷ luật. Lúc này Chủ nhiệm rút tờ đơn ra nói: 

          - Xã đã cho chúng tôi thịt bò giờ sao lại bắt kiểm điểm!
          Chủ tịch xã :

        - Tôi đã phê "Bò cày không được thịt! Sao không chấp hành. 
         Chủ nhiệm cãi là :
         - Xã đã phê duyệt đồng ý và chữ ký đây còn gì ! Nói xong đưa tờ đơn cho Chủ tịch. 
         Chủ tịch xem lại đơn thấy lời phê: " Bò cày không được - thịt !" nên cứng họng không bắt được Chủ nhiệm kiểm điểm. 
         Hóa ra Chủ nhiệm đã nhanh trí thêm một dấu "gạch nối" vào lời phê của Chủ tịch trước khi ra xã. Hèn chi vẫn quyết định thịt bò liên hoan tổng kết.
         Một lúc sau thấy Chủ nhiệm về cười tươi roi rói. Hỏi nguyên nhân, ông ta kể lại chuyện đấu lý với Chủ tịch xã ... Bà con được bữa cười cùng với món thịt bò thoải mái. Đúng là : "Bút sa gà chết!".. 

? Về hình thức có gì khác nhau trong tờ đơn chủ tịch xã phê duyệt và chủ nhiệm HTX sửa? Nghĩa của câu đã bị thay đổi như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, vì vậy để người khác hiểu ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên nói sao cho hay, cho đúng để người khác hiểu thì ta cần phải đặt vào ngữ cảnh nhất định. Vậy ngữ cảnh là gì? Ta tìm hiểu bài mới

- Về hình thức giữa tờ đơn chủ tịch xã phê duyệt và chủ nhiệm HTX sửa chỉ thêm một dấu gạch nối.

- Về nghĩa, từ đơn chủ tịch xã phê cấm thịt bò vì bò phải dùng để cày còn tờ đơn chủ nhiệm HTX sửa cho phép thịt bò vì con bò đã không cày được.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:

- Khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp. 

- Vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.

- Công dụng của dấu chấm lửng

 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy của học sinh.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 7: Thực hành Tiếng Việt.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Mây và sóng

Giáo án Thực hành tiếng việt trang 26

Giáo án Mẹ và quả

Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ

Giáo án Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá