Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → CH3COONH4 + NH4NO3 + Ag gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → CH3COONH4 + NH4NO3 + Ag
1. Phương trình phản ứng hóa học
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.
Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm Ag (bạc) (trạng thái: kt), NH4NO3 (amoni nitrat), CH3COONH4 (Amoni axetat), được sinh ra
Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia AgNO3 (bạc nitrat), CH3CHO (Andehit axetic), H2O (nước), NH3 (amoniac), biến mất.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ thường
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của CH3CHO (Andehit axetic)
- Trong phản ứng trên CH3CHO là chất khử.
- Đây là phản ứng oxi hoá không hoàn toàn hay còn gọi là phản ứng tráng bạc do người ta dùng phương pháp này để tráng một lớp Ag trên mặt kính làm gương soi, tráng ruột phích.
4.2. Bản chất của AgNO3 (Bạc nitrat)
- Trong phản ứng trên AgNO3 là chất oxi hoá.
- AgNO3 chứa một lượng lớn các ion bạc nên nó có đặc tính oxi hóa mạnh.
5. Tính chất hóa học
5.1. Tính chất hóa học của CH3CHO
CH3CHO + 2CU(OH)2 + NaOH → CH3COONa + CU2O + 3H2O
CH3CHO + H2 → CH3CH2OH
2CH3CHO + Cu(OH)2 → CH3COOH + Cu2O + 2H2O
CH3CHO +4AgNO3 + 5NH3 → 4Ag + 3CH3COONH4 + 3NH4NO3
CH3CHO + ½ O2 (xúc tác Mn2+ và nhiệt độ) → CH3COOH
5.2. Tính chất hóa học của AgNO3
- Mang tính chất hóa học của muối
Tác dụng với muối
AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3
2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2
Tác dụng với kim loại:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Tác dụng với axit:
AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3
Oxi hóa được muối sắt (II)
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
6. Tính chất hóa học vật lí
- ở điều kiện thường thì các anđehit đầu dãy là các chất khí và tan rất tốt trong nước. Các anđehit tiếp theo là các chất lỏng hoặc chất rắn có độ tan giảm khi phân tử khối tăng
- Nhiệt độ sôi của anđehit thấp hơn của rượu tương ứng vì giữa các phân tử anđehit không có liên kết hidro.
- dung dịch bão hòa của anđehit fomic từ 37 đến 40% được gọi là fomalin.
7. Cách thực hiện phản ứng
- Cho AgNO3 (bạc nitrat) phản ứng với CH3CHO (Andehit axetic) phản ứng với H2O (nước) phản ứng với NH3 (amoniac) và tạo ra chất Ag (bạc) phản ứng với NH4NO3 (amoni nitrat) phản ứng với CH3COONH4 (Amoni axetat).
8. Bạn có biết
Axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.
CH3CH=O
⇒ Đây là phương pháp chủ yếu sản xuất axit axetic ngày trước.
9. Bài tập liên quan
Câu 1. Nội dung nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có anđehit mới tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Cho x mol anđehit đơn chức tham gia phản ứng tráng bạc thì luôn thi được 2x mol Ag.
C. Các chất có công thức phân tử C2H4O2 đều tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Axit fomic tham gia phản ứng tráng bạc
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Các hợp chất có nhóm CHO như CH3CHO, HO-CH2-CHO, HCOOCH3,…đều tham gia phản ứng tráng bạc
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm cho anđehit fomic vào dung dịch chứa AgNO3 trong NH3, hiện tượng sau phản ứng quan sát được là:
A. Tạo kết tủa màu trắng xám bám lên thành ống nghiệm
B. Tạo đồng thời kết tủa trắng và sủi bọt khí không màu
C. Có khí không màu thoát ra
D. Tạo kết tủa màu đen
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
HCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O→ HCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Hiện tượng là tạo kết tủa màu trắng xám của kim loại bạc, bám vào thành ống nghiệm, có thể soi gương được.
Câu 3. Cho các nội dung nhận định sau:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.
(c) Anđehit fomic tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.
(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử Sai: Anđehit là hợp chất có tính khử và tính oxi hóa
Andehit axetic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng
CH3CHO + H2→ CH3CH2OH.
(b) đúng Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.
(c) đúng Anđehit fomic tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.
(d) đúng Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.
Câu 4. Cho Anđehit axetic tác dụng với hidro (xúc tác Ni, đun nóng) thu được:
A. HCOOH
B. CH3COOH
C. CH3CH2OH
D. CH3OH
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 5. Cho m gam CH3CHO tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì thu được 4,32 gam Ag. Giá trị m là
A. 0,44 gam.
B. 1,76 gam.
C. 0,22 gam.
D. 0,88 gam.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag ↓
0,02 ......................................................................................> 0,04
m = 0,88
Câu 6. CH3CHO không tác dụng được với
A. Natri.
B. Hidro.
C. Oxi.
D. dung dịch AgNO3/NH3
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 7. Cho 7,2 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 4,48 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A. C3H7CHO.
B. C4H9CHO
C. HCHO.
D. C2H5CHO
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Phương trình phản ứng xảy ra
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
0,2 0,2
R-CHO → 2Ag
0,1 ← 0,2.
R+ 29 = 72 → R = 43 (C3H7)
Câu 8. Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 23,4 gam H2O và 15,68 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2trong X là
A. 35,00%.
B. 65,00%.
C. 53,85%.
D. 46,15%.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
nHCHO = nCO2 = 15,68/22,4 = 0,7 mol
nH2O = 1,3 mol
Đốt HCHO tạo nCO2 = nH2O => nH2 = nH2O - nCO2 = 1,3 - 0,7 = 0,6 mol
=> % VH2= 0,6/(0,6 + 0,7) = 46,15%
Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Anđehit và xeton đều làm mất màu nước brom.
B. Anđehit và xeton đều không làm mất màu nước brom
C. Xeton làm mất màu nước brom còn anđehit thì không.
D. Anđehit làm mất màu nước brom còn xeton thì không
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Anđehit làm mất màu nước brom còn xeton thì không.
Câu 10. Phản ứng nào sau đây không tạo anđehit axetic?
A. Cho axetilen phản ứng với nước
B. Oxi hóa không hoàn toàn etilen
C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic
D. Oxi hóa không hoàn toàn ancol metylic
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
C2H2+ H2O → CH3CHO
2CH2=CH2 + O2 → 2CH3CHO
CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
Câu 11. Cho các phát biểu về anđehit:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Anđehit cộng hidro tạo thành ancol bậc một.
(c) Tất cả các anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng đều sinh ra Ag.
(d) Anđehit no, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2nO.
(e) Anđehit no không tham gia phản ứng cộng.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
(a) sai, anđehit là hợp chất vừa có tính oxi hóa và tính khử.
(b) đúng
(c) đúng
(d) sai, vì Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO
(e) sai, anđehit no vẫn có phản ứng cộng vào nhóm -CHO
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 12. Tiến hành thí nghiệm cho anđehit axetic vào dung dịch chứa AgNO3/NH3 hiện tượng sau phản ứng là
A. tạo kết tủa trắng
B. tại kết tủa trắng và sủi bọt khí
C. không có hiện tượng gì
D. có khí thoát ra
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓
⇒ Tạo kết tủa trắng xám của Ag bám vào thành ống nghiệm
Câu 13. CH3CHO không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Na
B. H2
C. O2
D. dung dịch AgNO3/NH3
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
CH3CHO không tác dụng với Na.
10. Một số phương trình phản ứng hoá học khác
2CH3CHO + O2 2CH3COOH
CH3CHO + H2 C2H5OH
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O 4Ag ↓+ 4NH4NO3 + (NH4)2CO3
HCHO + Br2 + H2O → HCOOH + 2HBr