Giải Sinh học 10 trang 94 Chân trời sáng tạo

447

Với Giải Sinh học 10 trang 94 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 trang 94 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 10 trang 94 Sinh học 10: Hãy quan sát quá trình hình thành giao tử ở Hình 19.7 và cho biết ý nghĩa của quá trình giảm phân.

Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 11)

Hướng dẫn giải:

Giảm phân đảm bảo giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), thông qua thụ tinh bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài được khôi phục.

Trả lời:

Ý nghĩa của quá trình giảm phân:

- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp giới sinh vật đa dạng và phong phú, là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên và tiến hoá, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới và khẳng định sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) có ưu thế hơn sinh sản vô tính.

- Giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và đảm bảo cho sinh vật thích nghi với điều kiện sống mới.

- Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài, qua thụ tinh bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục và cùng với nguyên phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.

Luyện tập trang 94 Sinh học 10: Lập bảng so sánh số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm của NST ở các kì;

- Kì trung gian: NST nhân đôi.

- Nguyên phân:

+ Kì đầu: Nhiễm sắc thể co xoắn.

+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và có hình dạng đặc trưng cho loài.

+ Ki sau: Các nhiễm sắc tử (chromatid) tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: Nhiễm sắc thể dãn xoắn.

- Giảm phân:

+ Kì đầu l : Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Sau khi tiếp hợp, các nhiễm sắc thể kép có thể trao đổi các đoạn chromatid cho nhau, sau đó xoắn lại.

+ Kì giữa I: Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và xếp thành hai hàng.

+ Ki sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng được dây tơ phân bào kéo về mỗi cực của tế bào (phân li về hai cực tế bào).

+ Kì cuối I: Ở mỗi cực của tế bào, các nhiễm sắc thể kép dần dãn xoắn tạo thành hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép (n nhiễm sắc thể kép).

+ Ki đầu II: Các nhiễm sắc thể dần co xoắn lại.

+ Kì giữa II: Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Ki sau II: Các chromatid tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối II: Nhiễm sắc thể dãn xoắn, tạo thành hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n nhiễm sắc thể đơn).

Trả lời:

- Số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân:

Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 12)

- Số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giảm phân:

Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 13)

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 10 trang 90

Giải Sinh học 10 trang 92

Giải Sinh học 10 trang 93

Giải Sinh học 10 trang 95

Đánh giá

0

0 đánh giá