Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 13: Một số nguyên liệu sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG.
TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG.
Bài 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
Môn học: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất và trong công nghiệp (quặng, đá vôi, …).
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu.
- Nêu được cách sử dụng của một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về nguyên liệu, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả và hoàn thành các phưong án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của nguyên liệu.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất và trong công nghiệp (quặng, đá vôi,...);
+ Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu;Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành;
- Có ý thức sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, phiếu học tập.
- Tranh ảnh sưu tầm các nguyên liệu có trong tự nhiên.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi bài.
- Tìm kiếm các thông tin bài học trên internet, sách giáo khoa, sách tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC (5 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học, kinh nghiệm của bản thân trong cuộc sống để tìm hiểu vấn đề cần được nghiên cứu trong bài học nhằm kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới
b) Nội dung: Chơi trò chơi: “Ai nhiều hơn’’ tìm hiểu mối liên hệ giữa những vật dụng được sử dụng trong đời sống với cây tre.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: rổ rá, giỏ, đũa, dần, sàng, vải, giấy, …
d) Tổ chức dạy học:
- Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm cùng thực hiện một nhiêm vụ .
- Bước 2: GV đưa ra 1 từ khoá “Cây tre” yêu cầu các nhóm trong vòng 1 phút tìm ra các đồ dùng có liên quan tới cây tre, nhóm nào tìm được nhiều nhất là nhóm chiến thắng.
- Bước 3: Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên bảng ghi kết quả, tìm ra nhóm chiến thắng. GV giới thiêu nội dung bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng. (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Nêu được nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo sản phẩm.
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày.
b) Nội dung:
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày sẫn phẩm, các nhóm khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.
c) Sản phẩm
d) Tổ chức hoạt động
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS huy động vốn hiểu biết qua tìm tòi tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng và cách sử dụng nguyên liệu.
b) Nội dung: Dựa vào kết quả thu thập dữ liệu về tính chất của một số nguyên liệu ở nhà, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 3.
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 13: Một số nguyên liệu.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
Giáo án Bài 13: Một số nguyên liệu
Giáo án Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm
Giáo án Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp
Giáo án Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2025 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/