Giáo án KHTN 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2024): Đo chiều dài | Khoa học tự nhiên 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 4: Đo chiều dài sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

CHỦ ĐỀ 1. CÁC PHÉP ĐO

BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI

Môn KHTN 6

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật.

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật.

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.

- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao thác sai đó.

- Đo được chiều dài của một vật bằng thước.

2. Năng lực: 

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin về các công trình kiến trúc dài nhất thế giới và kích thước của các thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài của vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai. Đo chiều cao của một số bạn trong lớp, so sánh chiều cao chuẩn theo độ tuổi và đề ra các biện pháp giúp phát triển chiều cao. Giải quyết vấn đề những trường hợp khó đo chiều dài, diện tích người sử dụng điện thoại để đo.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước thông thường.

- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.

- Đo được chiều dài của một số vật với kết quả tin cậy.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt. Luyện tập thể dục thể thao để tăng trưởng chiều cao.

- Trung thực: Khách quan trong kết quả.

- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ được giao và quan tâm đến bạn trong nhóm, tăng cường các món ăn làm tăng trưởng chiều cao trong bữa cơm gia đình.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án, bài dạy Powerpoint 

- Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ, cây cầu dài nhất thế giới ở Trung Quốc, xa lộ Liên Mỹ, Vạn lí trường thành và hình ảnh về các nguyên tử phân tử, hạt electron, bảng số liệu chiều cao theo lứa tuổi.

- Phiếu học tập đo chiều dài, phiếu học tập theo góc.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: thước các loại, nắp chai các cỡ, tìm hiểu về của các công trình có chiều dài lớn nhất thế giới và kích thước của các hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất...

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk và đồ dùng học tập khác.

III. Tiến trình dạy học 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Giúp học sinh xác định được tầm quan trọng của việc đo lượng nói chung và vấn đề cần giải quyết trong bài học liên quan đến phép đo chiều dài.

b. Nội dung: 

GV nêu 2 tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ:

- TH1: Quan sát hình vẽ và cho biết đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? 

Giáo án KHTN 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2023): Đo chiều dài | Khoa học tự nhiên 6 (ảnh 1)

- TH2: So sánh chiều cao của hai bạn trong lớp.

c. Sản phẩm: 

Học sinh có thể có các câu trả lời sau:

- Đoạn CD dài hơn đoạn AB. Bạn A cao hơn bạn B.

- Dùng thước để đo 

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV: Nêu 2 tình huống có vấn đề và lắng nghe câu trả lời của học sinh.

- GV dẫn vào bài: để giải quyết hai tình huống trên chúng ta cần tìm hiểu về tính chất của các vật thể. Khi nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên và tính chất của các vật thể người ta dùng đến các đại lượng vật lí. Để so sánh thuộc tính của vật thể này với vật thể khác người ta dùng đến các phép đo. Trong các phép đo người ta sẽ quan tâm đến: đơn vị đo, dụng cụ đo và cách sử dụng các dụng cụ đo đó. Vậy để giải quyết 2 trường hợp đặt ra mở bài chúng ta đi tìm hiểu về đại lượng vật lí đó là chiều dài và phép đo chiều dài. Và lần lượt đi tìm hiểu đơn vị đo chiều dài là gì? dùng dụng cụ nào để đo và cách sử dụng các dụng cụ đó thông qua bài học hôm nay bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài.

a. Mục tiêu: Học sinh ôn lại các loại đơn vị đo chiều dài.

b. Nội dung:

1. Hãy kể tên những đơn vị đo chiều dài mà em biết? 

2. Đổi đơn vị 

a. 1,25m = .....dm                                     b. 0,1dm = ....mm

c. ......mm = 0,1m                                     d. ......cm = 0,5dm

3. Thông báo đơn vị chuẩn là mét (m) và giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile). Một số đơn vị đo chiều dài với khoảng cách lớn như đơn vị thiên văn, đơn vị năm ánh sáng và đơn vị đo dùng để đo kích thước các vật nhỏ micromet, nanomet, angstrom. Các nhóm HS báo cáo kết quả nhiệm vụ tìm hiểu ở nhà về các công trình có chiều dài lớn nhất thế giới và kích thước của các hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất...

Giáo án KHTN 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2023): Đo chiều dài | Khoa học tự nhiên 6 (ảnh 2)  Em có biết: 

Từ năm 1960, các nhà khoa học chính thức sử dụng hệ thống đơn vị đo lường quốc tế gọi tắt là hệ SI (viết tắt từ tiếng Pháp Système International d/unites).

Ngoài đơn vị đo độ dài là mét, một số quốc gia còn dùng các đơn vị đo độ dài khác: 

+ 1 in (inch) = 2,54cm

Tivi lớn nhất thế giới có màn hình 98 inch. Hãy tính chiều dài của tivi theo đơn vị cm?

+ 1 dặm (mile) = 1609m (≈ 1,6km)

c. Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:

1. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là m.

2.

a. 1,25m = 12,5 dm                                     

b. 0,1dm = 10mm

c. 100mm = 0,1m                                       

d. 5cm = 0,5dm

3.

- Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc nối Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao với chiều dài hơn 55 km.

- Xa lộ dài nhất thế giới (con đường ô tô) Liên Mỹ kết hợp 17 quốc gia với chiều dài 48000 km. 

- Vạn lí trường thành dài 21,196km. Đã từng được biết đến là công trình duy nhất quan sát được từ mặt trăng nhưng thông tin này không chính xác.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.

- GV giới thiệu đơn vị chuẩn trong hệ đơn vị đo lường Việt Nam và một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile). 

- Các nhóm HS báo cáo kết quả nhiệm vụ tìm hiểu về các công trình có chiều dài lớn nhất thế giới và kích thước của các hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất...(đã yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà).

1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

- Đơn vị đo chiều dài

Đơn vị

Kí hiệu

Quy đổi ra mét

Milimét

mm

1 mm = 0, 001 m

Xentimét

cm

1 cm = 0, 01 m

Đềximét

dm

1 dm = 0,1 m

Kilômét

km

1 km = 1000 m

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 4: Đo chiều dài.

Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Giáo án Bài 4: Đo chiều dài

Giáo án Bài 5: Đo khối lượng

Giáo án Bài 6: Đo thời gian

Giáo án Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá