Giải Lịch sử 7 trang 57 Kết nối tri thức

2.1 K
Với Giải lịch sử lớp 7 trang 57 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
 
Giải Lịch sử 7 trang 57 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 57 Lịch sử 7: Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lý.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 4-a,b,c trang 56, 57 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, văn học chữ Hán, hát chèo, múa rối nước, kiến trúc, điêu khắc, giáo dục, khoa cử.

Trả lời:

- Tôn giáo: 

+ Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.

+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.

+  Đạo giáo khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

- Văn học, nghệ thuật:

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm có giá trị tiêu biểu như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,…

+ Các trò chơi dân gian rất được ưa chuộng. Loại hình hát chèo, múa rối nước đều phát triển.

+ Một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn và độc đáo như Cấm thành, chùa Một Cột,… Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rồng,…

- Giáo dục:

+ Nhà Lý chú ý đến việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài bổ sung vào bộ máy chính quyền.

+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

+ Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập cho con em quý tộc, sau đó mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.

Câu hỏi 2 trang 57 Lịch sử 7: Việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 4-c trang 57 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Năm 1070, Văn Miếu, năm 1075, khoa thi đầu tiên.

Trả lời:

- Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám thể hiện lý tưởng xây dựng nền giáo dục lúc bấy giờ. 

-  Mục đích  đào tạo và sử dụng nhân tài của cha ông. 

- Mục đích giáo dục nhân cách, đạo đức cho đội ngũ quan lại đương thời và hậu thế.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 trang 57 Lịch sử 7: Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2, mục 3 trang 54, 55 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: : hệ thống chính quyền, cha truyền con nối, ngụ binh ư nông, thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp nhân dân, chợ, trung tâm trao đổi hàng hóa, phân hóa, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

Trả lời:

- Chính trị:

Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) | Kết nối tri thức (ảnh 5)
- Xã hội:
Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) | Kết nối tri thức (ảnh 7)- Kinh tế:

Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) | Kết nối tri thức (ảnh 8)- Văn hóa:

Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) | Kết nối tri thức (ảnh 10)Luyện tập 2 trang 57 Lịch sử 7: So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê. Qua đó chứng tỏ điều gì về tổ chức nhà nước thời Lý?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-a,b trang 54 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: hệ thống chính quyền, cha truyền con nối, 24 lộ, phủ, châu, Hình thư, quân đội, ngụ binh ư nông.

Trả lời:

Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) | Kết nối tri thức (ảnh 11)

=> Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý có phần hoàn chỉnh hơn so với thời Đinh – Tiền Lê, ngôi vua được cha truyền con nối, các chức quan đều được giao cho những người thân cận nắm giữ. Nhà Lý còn có bộ Hình thư – bộ luật hành văn đầu tiên của Việt Nam.

Vận dụng 3 trang 57 Lịch sử 7: Hãy sưu tầm sách, báo và internet về một thành tựu văn hóa, giáo dục tiêu biểu thời Lý. Việt đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) giới thiệu về thành tựu đó

Phương pháp giải:

B1: Sử dụng công cụ tìm kiếm với từ khóa: “Chùa Một Cột”, “Văn miếu Quốc Tử Giám”,…

B2: Lựa chọn thông tin tìm kiếm để viết đoạn văn giới thiệu.

Trả lời:

Chùa Một Cột còn được gọi với những cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài.Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực, đưa tay dắt vua lên đài.Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong giấc mơ. Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo, dáng tựa đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long.Lúc này quần thể chùa (bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới) có tên là Diên Hựu với ý nghĩa “phước bền dài lâu”.

Xem thêm lời giải Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Lịch sử 7 trang 53 

Giải Lịch sử 7 trang 54 

Giải Lịch sử 7 trang 55 

Giải Lịch sử 7 trang 57 

Đánh giá

0

0 đánh giá