Giáo án KHTN 7 Bài 35 (Chân trời sáng tạo): Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (năm 2023) | Khoa học tự nhiên 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 35: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và nhóm khi tìm hiểu về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn.

- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn ( tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu, bệnh, chăn nuôi).

  2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật ( nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân tích, nhận ra sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật xung quanh chịu ảnh hưởng cả các yếu tố môi trường.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra và giải thích được sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong tự nhiên. Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Thông qua hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thêm yêu thiên nhiên, yêu môn học.

- Trung thực trong báo cáo các hoạt động các nhân và nhóm.

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

-  Hình ảnh liên quan đến bài học.

-  Bảng phụ, phiếu học tập.

- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo,…

2. Học sinh:

- Bài cũ ở nhà.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

b. Nội dung:

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, quan sát hình về sự sinh trưởng và phát triển của cây khi trồng trong nhà hoặc nơi làm việc. Trả lời câu hỏi:“ Khi trồng cây trong nhà hoặc nơi làm việc, tại sao người ta đặt cây ở vị trí bên cạnh cửa sổ?”.

c. Sản phẩm:

- Học sinh trả lời câu hỏi: đặt cây gần cửa sổ để cây có thể hấp thụ được ánh sáng, giúp cân bằng và điều hòa không khí.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ về cây đặt ở trong nhà:

+ Giải thích: Khi trồng cây trong nhà hoặc nơi làm việc, tại sao người ta đặt cây ở vị trí bên cạnh cửa sổ?

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hướng dẫn HS quan sát cây trong nhà thường có dạng hướng ra phía có ánh sáng.

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án.

- Học sinh trình bày đáp án. Các HS khác bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

 

 

:

 

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

a. Mục tiêu:

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

b. Nội dung:

- HS thảo luận nhóm rồi vẽ tranh trên giấy A0 theo kĩ thuật phòng tranh về các nhân tố cơ bản đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng).

- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: tác động của các nhân tố đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Thảo luận chung để trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trong SGK.

c. Sản phẩm:

- Tranh ảnh về một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Các câu trả lời của HS.

C1. Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5,6 oC và 42 oC.

- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi: 23 oC đến 37 oC.2.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 16 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Để mua Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá