Giáo án KHTN 6 Bài 12 (Kết nối tri thức 2024): Một số vật liệu| Khoa học tự nhiên 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 12: Một số vật liệu sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: 

Ngày dạy: 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU,  LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG

BÀI 12: MỘT SỐ VẬT LIỆU

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xác định được tính chất cơ bản của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống thông qua các thí nghiệm thực tiễn.

- Biết cách lựa chọn, phân loại, sử dụng một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống một cách phù hợp (kim loại, nhựa, thuỷ tinh, gỗ, xi măng, thép,...).

- Có thể tự học cách tái sử dụng khi xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức vật lí.

  • Năng lực thực hành

  • Năng lực trao đổi thông tin.

  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Hóa chất, dụng cụ: 

+ Bộ dụng cụ thử tính dẫn điện, một số vật làm bằng kim loại, nhựa, gỗ, thuỷ tinh, cao su, gốm...

+ 2 bát sứ, nước nóng, nước đá, 4 chiếc thìa bằng kim loại, sứ, nhựa, gỗ.

2. Đối với học sinh: 

- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ nghiên cứu về một loại vật liệu mà loài người đã từng sử dụng trong lịch sử hoặc về vật liệu mới được phát triển và có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống.

+ HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ

- GV đặt vấn đề: Lịch sử loài người trải qua thời đại đồ đá (dùng đá làm công cụ), thời đại đồ đồng (dùng đồng làm công cụ) và thời đại đồ sắt (dùng sắt, thép làm công cụ). Do vậy, tên vật liệu đã được dùng để đại diện cho một thời kì trong nền văn minh của con người. Em có thể chọn một loại vật liệu tiêu biểu để đặt tên cho thời đại ngày nay không?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các vật liệu thông dụng (18 phút)

a. Mục tiêu: HS quan sát các vật thể và tìm hiểu xem chúng làm bằng vật liệu gì 

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 12.1, 12.2 và dựa vào hiểu biết đọc tên vật liệu đã dùng để chế tạo vật dụng quen thuộc. 

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi

+ HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Vật liệu

Các đồ vật thường được làm bằng các vật liệu như: gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,....

Trả lời câu hỏi:

1. 

Đồ vật

Vật liệu

Bát

Sứ

Lốp xe

Cao su

Bàn

Gỗ

Thìa, dĩa

Kim loại (inox)

Chậu

Nhựa

Cốc

Thủy tinh

2. Ví dụ một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau: bát, đĩa có thể làm từ sứ, thuỷ tinh, nhựa, inox, đồng; nổi nấu ăn có thể làm từ inox, nhôm, đất.

3. Ví dụ một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau: kim loại được dùng làm dây điện, xoong chảo nấu ăn, khung cửa,... Nhựa được dùng làm xô, chậu, bình đựng nước, bát đĩa, đồ chơi,...

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 12: Một số vật liệu.

Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 11: Oxygen – không khí

Giáo án Bài 12: Một số vật liệu

Giáo án Bài 13: Một số nguyên liệu

Giáo án Bài 14: Một số nhiên liệu

Giáo án Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm

Để mua Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá