SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 12 (Kết nối tri thức): Một số vật liệu

3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Một số vật liệu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Một số vật liệu

Bài 12.1 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A.  Thủy tinh                 B. Gốm                C. Kim loại                    D. Cao su

Lời giải:

Đáp án C

Kim loại là vật liệu   dẫn điện tốt nhất

Bài 12.2 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá, thép.Số vật liệu nhân tạo là

A. 2                                B.3                       C.4                                 D.5

Lời giải:

Đáp án C

Vật liệu nhân tạo là vật liệu do con người tạo ra gồm: nhựa, thủy tinh, gốm, thép

Đá là vật liệu tự nhiên và do thiên nhiên tạo ra.

Bài 12.3 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Hãy kể tên một số vật dụng được làm từ kim loại.

Lời giải:

Một số vật dụng được làm từ kim loại là: nồi, xoong, chảo, ấm, thìa,...

Bài 12.4 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Hãy kể tên các vật liệu được sử dụng để làm bánh xe, khung xe của một chiếc xe đạp (Hình 12.1)

 Bài 12. Một số vật liệu

Lời giải:

Vật liệu làm bánh xe là cao su

Vật liệu làm khung xe là kim loại (sắt, inox,...)

Bài 12.5 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Cho các đồ vật sau đây (Hình 12.2)

Bài 12. Một số vật liệu

Các đồ vật đó được làm từ vật liệu gì?

Lời giải:

Ghế làm từ gỗ

Chìa khóa làm từ kim loại

Cốc làm từ thủy tinh

Bóng làm từ cao su

Bình làm từ gốm

Bài 12.6 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Em hãy liệt kê tính chất của các vật liệu theo mẫu dưới đây

Bài 12. Một số vật liệu

Lời giải:

Tính chất

Vật liệu

Cứng

Mềm dẻo

Đàn hồi

Dễ uốn

Dẫn điện

Dẫn nhiệt

Trong suốt

Kim loại

x

 

 

x

x

x

 

Gỗ

x

 

 

 

 

 

 

Thủy tinh

x

 

 

x

 

 

x

Cao su

 

x

x

 

 

 

 

Gốm

x

 

 

 

 

 

 

Nhựa

 

x

 

 

 

 

 

Bài 12.7 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Người ta dùng vật liệu gì để làm chốt phích cắm, tay cầm và dây điện của phích cắm điện (Hình 12.3)

Bài 12. Một số vật liệu

Để lựa chọn vật liệu làm ra từng bộ phận của phích cắm điện ở trên, người ta dựa vào tính chất nào của vật liệu.

Lời giải:

- Chốt phích cắm làm bằng đồng hoặc nhôm, vì kim loại là vật liệu dẫn điện tốt

- Tay cầm và dây điện làm bằng nhựa vì đây là vật liệu cách điện, tránh bị điện giật

Bài 12.8 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Trong các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại, người ta hay dùng vật liệu nào để làm nồi, xoong nấu thức ăn? Tại sao phải chọn vật liệu đó mà không dùng vật liệu khác?

Lời giải:

 Người ta dùng vật liệu làm bằng kim loại để làm nồi xoong vì kim loại dẫn nhiệt tốt, khiến thức ăn mau chín. Tuy nhiên phần tay cầm lại làm bằng nhựa hoặc gỗ , vì đây là vật liệu cách nhiệt, để ta cầm không bị nóng, bị bỏng.

Bài 12.9 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Em hãy cho biết sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày? Kể tên 3-5 loại rác thải trong gia đình có thể tái chế được thành sản phẩm mới.

Lời giải:

- Việc phân loại rác thải sinh hoạt góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Việc phân loại đúng cách còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải.

- Một số rác thải gia đình có thể tái chế là: 

+ Sử dụng chai lọ qua sử dụng để làm lọ hoa, lọ đựng bút

+ Quần áo cũ có thể cắt may tạo thành quần áo mới

+ Sử dụng sách báo cũ để gói vở, gói đồ ăn,...

Bài 12.10 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Hãy kể tên một số ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới. 

Lời giải:

 Một số ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới là:

- Sử dụng chai lọ qua sử dụng để làm lọ hoa, lọ đựng bút

- Quần áo cũ có thể cắt may tạo thành quần áo mới

- Bàn ghế gỗ cũ, gãy hỏng có thể gia công làm đồ gỗ mới.

Lý thuyết Bài 12: Một số vật liệu

I. Vật liệu

- Từ xưa, con người đã biết dùng các vật liệu tự nhiên như: đá và gỗ để làm dụng cụ lao động, xây nhà, đóng thuyền,...

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

- Sau đó con người chế tạo các vật liệu không có trong tự nhiên như gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,...để phục vụ cho đời sống.

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu

- Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn.

Ví dụ:

- Dây dẫn điện làm bằng kim loại cầ được bọc nhựa cách điện để tránh bị điện giật khi tiếp xúc.

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

- Nồi nấu bằng kim loại có quai bằng gỗ hoặc nhựa để tránh bị bỏng

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

Bảng tính chất một số vật liệu thông dụng

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình

- Sử dụng vật liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.

- Nhiều đồ cũ hoặc hỏng (đồ điện, chai lọ, túi đựng,...), rau, thực phẩm hư hỏng có thể được sử dụng lại với mục đích khác hoặc được gom lại để tái chế.

- Hạn chế rác thải, phân loại rác khi bỏ đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.

Một số vật liệu | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá