Giáo án KHTN 6 Bài 28 (Cánh diều 2024): Lực ma sát | Khoa học tự nhiên 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 28: Lực ma sát sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

BÀI 28. LỰC MA SÁT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Nêu được lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.

- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát. 

- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin từ việc  đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng thực tế, phân tích và chỉ rõ lực ma sát có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động hàng ngày.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của lực ma sát.

+ Năng lực quan sát, năng lực GQVĐ và sáng tạo:  quan sát và đánh giá sự kiện thực tế cuộc sống, giải quyết vấn đề về lực ma sát có trong thực tế trong các trường hợp có lợi hoặc có hại.

- Năng lực KHTN: 

- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước hoặc không khí.

- Phân tích được sự ảnh hưởng của lực ma sát trong tình huống cụ thể.

3. Phẩm chất:

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Giáo viên:

- Khối gỗ có mặt nhẵn, mặt nhám, tấm gỗ làm máng trượt 2m, giá đỡ tạo góc nghiêng cho máng, thước đo.

- Giáo án, sgk, máy chiếu...

2. Học sinh: Sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú và dẫn dắt HS vào bài học

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi

c) Sản phẩm: Thái độ HS chơi trò chơi

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV giới thiệu cho HS chơi trò chơi: Ai thả được khối gỗ đi xa hơn, đi gần hơn?

- GV bố trí hai máng trượt (2m) song song, đặt thành mặt phẳng nghiêng dọc giữa lớp, cuối máng là sàn lớp học. Tùy theo điều kiện của lớp học, có thể bố trí máng ngắn hơn đặt trên bàn. 

- GV tổ chức cho từng cặp HS thực hiện: viết dự kiến kết quả thực hành theo phiếu, thả khối gỗ, thi xem khối gỗ ai thả sẽ đi được xa hơn (hoặc gần hơn) trên phần sản (hoặc mặt bàn) ngang. Đặt thêm vật chặn, thả khối gỗ cùng độ cao hai máng, chỉ thay đổi bề mặt tiếp xúc (nhẵn hoặc nhám, có nước hay khô,...) sao cho sau khi thả, khối gỗ trượt trên mặt ngang, dừng lại không va chạm với vật chặn. Sau khi thực hành, đề xuất giải thích, trình bày trước lớp để tìm hiểu điều gì làm cho khối gỗ chuyển động chậm dần và dừng lại trên mặt ngang với các kết quả khác nhau, đề xuất ứng dụng thực tế trong giao thông (Hình 28.1 SGK).

 - GV nhận xét từng nhóm, sau đó nêu kết luận phục vụ cho các hoạt động tiếp theo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lực ma sát trượt và ma sát nghỉ

a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là lực mà sát trượt, thế nào là lực ma sát nghỉ.

b) Nội dung: GV giới thiệu cho HS, HS quan sát, tìm hiểu, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

- GV vừa hướng dẫn, vừa giảng giải cho HS hiểu về ma sát trượt.

Giáo án KHTN 6 Bài 28 (Cánh diều 2023): Lực ma sát | Khoa học tự nhiên 6 (ảnh 1)

- GV yêu cầu HS: Em hãy lẫy ví dụ về lực ma sát trượt trong cuộc sống mà em bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày?

- GV yêu cầu HS đọc phần Tìm hiểu thêm để biết thêm thông tin và tự trả lời câu hỏi.

NV2

- GV vừa hướng dẫn, vừa giảng giải thí nghiệm cho HS hiểu về ma sát nghỉ.

Giáo án KHTN 6 Bài 28 (Cánh diều 2023): Lực ma sát | Khoa học tự nhiên 6 (ảnh 2)

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Vì sao trong thí nghiệm này, dù có sức kéo nhưng khối gỗ vẫn đứng yên?

+ Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong cuộc sống xung quanh em?

I. Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt lên nhau, cản trở chuyển động của chúng.

- Ví dụ:

+ Đẩy thùng hàng trên sàn nhà

+ Má phanh ép lên vành bánh xe, 

+ ....







II. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.

- Ví dụ: 

+ Những chiếc xe đang đậu trong bến nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.

+ Người đứng trên thang máy cuốn lên dốc (xuống dốc) di chuyển cùng với thang cuốn nhờ lực ma sát nghỉ

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 28: Lực ma sát.

Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Giáo án Bài 28: Lực ma sát

Giáo án Bài 29: Lực hấp dẫn

Giáo án Bài 30: Các dạng năng lượng

Giáo án Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Để mua Giáo án KHTN 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá