SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 28 (Cánh diều): Lực ma sát

3.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát

Bài 28.1 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Nêu tác dụng có lợi, có hại của lực ma sát khi phải đẩy một cái xe ôtô chết máy.

Lời giải:

- Lực ma sát có lợi trong trường hợp:

+ xuất hiện giữa chân người và mặt đường

+ xuất hiện tại nơi tay người tiếp xúc với xe

giúp ta có thể giữ xe và đẩy xe đi được.

- Lực ma sát có hại trong trường hợp xuất hiện giữa bánh xe và mặt đường làm cản trở xe chuyển động khi ta tác dụng lực vào xe.

Bài 28.2 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Nêu một tình huống lực ma sát cản trở chuyển động.

Lời giải:

Ta đẩy thùng hàng di chuyển trên sàn nhà rất khó khăn vì khi thùng hàng di chuyển đã xuất hiện lực ma sát trượt giữa bề mặt tiếp xúc của thùng hàng với mặt sàn làm cản trở chuyển động của thùng hàng.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 28.3 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Nêu các cách làm tăng ma sát giữa giày và mặt đường giúp người đi dễ dàng.

Lời giải:

Dựa vào đặc điểm lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. Ta có các cách làm tăng ma sát giữa giày và mặt đường giúp người đi dễ dàng là:

- Chọn giày dép có gân, rãnh sâu hoặc ta khía thêm cho các rãnh đó được sâu hơn khi đế giày dép đã bị mòn để tăng độ gồ ghề, sần sùi của bề mặt thì ma sát càng lớn.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Đi ở những nơi có bề mặt đường khô ráo, có mặt nhám vì bề mặt tiếp xúc càng gồ ghề, sần sùi thì ma sát càng lớn.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Khi đi trên đường trơn ta bấm chân hoặc ấn chân mạnh xuống mặt đường để giày được bám tốt hơn xuống đường nhằm tăng áp lực tác dụng lên bề mặt đường thì ma sát càng lớn.

Bài 28.4 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Em hãy nêu các cách làm giảm ma sát giữa một thùng hàng và sàn nhà khi cần đẩy thùng hàng chuyển động trên sàn từ vị trí này sang vị trí khác.

Lời giải:

Dựa vào đặc điểm lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc và độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. Ta có các cách làm giảm ma sát giữa một thùng hàng và sàn nhà khi cần đẩy thùng hàng chuyển động trên sàn từ vị trí này sang vị trí khác là:

- Bỏ bớt hàng trong thùng để giảm áp lực của thùng tác dụng lên mặt sàn thì lực ma sát nhỏ đi.

- Có thể sử dụng những chất lỏng (nước) phụt lên sàn nhà để làm giảm bề mặt gồ ghề của sàn nhà do được bao phủ một lớp chất lỏng mỏng và sẽ làm giảm được lực ma sát (áp dụng cho trường hợp không làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng khi tiếp xúc với chất lỏng khác).

- Cho thùng hàng lên xe đẩy hàng khi đó lực ma sát lăn xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của bánh xe với mặt sàn thay thế lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt thùng hàng và mặt sàn, mà lực ma sát lăn có độ lớn nhỏ hơn rất nhiều lực ma sát trượt giúp ta có thể đẩy hàng được dễ dàng.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 28.5 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Hãy tìm ba vật trong cuộc sống quanh em có rất ít ma sát khi tiếp xúc với các vật khác.

Lời giải:

- Hòn bi ve có bề mặt bằng thủy tinh khi đặt trên mặt sàn rất dễ chuyển động vì lực ma sát xuất hiện khi đó là lực ma sát lăn có độ cản trở chuyển động nhỏ hơn các lực ma sát khác.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Sàn đá hoa khi vừa được lau lúc đó bề mặt đá hoa rất nhẵn, bằng phẳng và ít ma sát nhất.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Bánh xà phòng khi vừa sử dụng khi đó bề mặt bánh xà phòng đã được bao phủ một lớp bong bóng xà phòng nên rất trơn và khó cầm.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 28.6 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Liệt kê các ví dụ thực tế trong đó mô tả có lực ma sát tác dụng với độ lớn khác nhau.

Lời giải:

- Chiếc xe ôtô để đỗ được trên đoạn đường dốc khi đó giữa bề mặt tiếp xúc bánh xe ô tô với mặt đường xuất hiện ma sát nghỉ.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Xe đạp đi trên đường khi đó giữa bề mặt tiếp xúc bánh xe ô tô với mặt đường xuất hiện ma sát lăn.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Khi đi trên sàn đá hoa vừa lau dễ bị trơn trượt vì khi đó lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt đế giày dép và mặt sàn nhà là rất nhỏ.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lý thuyết Bài 28: Lực ma sát

1. Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt trên nhau, cản trở chuyển động của chúng.

- Ví dụ:

Lực ma sát trượt xuất hiện do má phanh ép sát vào vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

2. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.

- Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

3. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc

- Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

4. Ma sát và chuyển động

Trong cuộc sống, ma sát có thể cản trở nhưng cũng có thể giúp thúc đẩy chuyển động.

a. Làm giảm ma sát

- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng hàng khi ta muốn đẩy thùng, cách khắc phục là dùng xe lăn để giảm lực ma sát.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

- Lực ma sát cản trở chuyển động của cần kéo nhị vào dây cung, cách khắc phục là phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

b. Làm tăng ma sát

- Lực ma sát giúp ta viết phấn lên bảng được dễ dàng hơn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

- Lực ma sát giúp các hành lí nằm yên trên băng chuyền, để vận chuyển được dễ dàng hơn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

c. Ma sát và an toàn giao thông

Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

5. Lực cản của nước

Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát | Cánh diều

Bơi ở dưới nước ta cảm thấy bị cản trở nhiều hơn trên cạn.

Đánh giá

0

0 đánh giá