Giải Sinh học 10 trang 58 Chân trời sáng tạo

385

Với Giải Sinh học 10 trang 58 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 trang 58 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 6 trang 58 Sinh học 10: Thế nào là môi trường nhược trương, ưu trương và đẳng trương? Xác định chiếu vận chuyển chất tan giữa tế bào và môi trường trong mỗi loại môi trường đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào nồng độ chất tan của môi trường so với nồng độ chất tan trong tế bào, người ta chia môi trường thành ba loại là nhược trương, ưu trương và đẳng trương.

Trả lời:

- Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài tế bào nhỏ hơn bên trong tế bào và các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào.

Chiều vận chuyển chất tan: Từ trong tế bào ra ngoài tế bào.

- Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài tế bào bằng nổng độ chất tan trong tế bào và các phân tử nước di chuyển ở trang thái cân bằng.

Chiều vận chuyển chất tan: Chất tan từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài với nồng độ bằng nhau.

- Môi trường ưu trương là môi trường có nổng độ chất tan bên ngoài tế bào lớn hơn và các phân tử nước thẩm thấu ra ngoài tế bào.

Chiều vận chuyển chất tan: Từ ngoài tế bào vào trong tế bào.

Luyện tập trang 58 Sinh học 10: Giả sử nồng độ chất tan trong một tế bào nhân tạo (có màng sinh chất như ở tế bào sống) gồm 0,06 M saccharose và 0,04 M glucose. Đặt tế bào nhân tạo trong một ống nghiệm chứa dung dịch gồm 0,03 M saccharose, 0,02 M glucose và 0,01 M fructose. Hãy cho biết:

a) Kích thước của tế bào sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

b) Chiều vận chuyển của glucose và fructose qua màng.

Phương pháp giải:

Tổng nồng độ chất tan bên trong tế bào: 0,06M + 0,04M = 0,1M

Tổng nồng độ chất tan bên ngoài tế bào: 0,03M + 0,02M + 0,01M = 0,06M.

Vì nồng độ chất tan bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào nên dung dịch này là môi trường nhược trương.

Trả lời: 

a) Tế bào sẽ bị căng lại nên kích thước tế bào tăng. Vì môi trường của dung dịch là môi trường nhược trương nên các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào làm tế bào căng ra.

b) Vì nồng độ saccharose và glucose bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào nên hai chất này sẽ có chiều vận chuyển từ trong ra ngoài tế bào, còn nồng độ fructose ở bên ngoài tế bào lớn hơn bên trong tế bào.

Vận dụng trang 58 Sinh học 10: Tại sao khi muối dưa, cà thì sản phẩm sau khi muối lại có vị mặn và bị nhăn nheo?

Phương pháp giải:

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng.

Trả lời:

Khi muối dưa, muối cà thì nồng độ chất tan (muối, đường,...) lớn hơn bên trong các tế bào dưa, cà nên muối sẽ di chuyển từ ngoài môi trường vào trong môi trường và các phân tử nước sẽ di chuyển ra ngoài môi trường, do đó sản phẩm sau khi muối lại có vị mặn và bị nhăn nheo do mất nước.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 10 trang 56

Giải Sinh học 10 trang 57

Giải Sinh học 10 trang 59

Giải Sinh học 10 trang 60

Đánh giá

0

0 đánh giá