Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

10.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Sinh học lớp 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

I. Trao đổi chất ở tế bào

Tế bào luôn thực hiện trao đổi chất để duy trì sự sống.

Trao đổi chất ở tế bào thực chất là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.

Gồm 2 mặt là đồng hóa và dị hóa.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 1)

Quá trình trao đổi chất qua màng sinh chất là quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất giữa tế bào và môi trường, gồm 3 hình thức: vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động và xuất - nhập bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 2)

II. Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất

1. Vận chuyển thụ động

Qua hai con đường: khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép (khuếch tán đơn giản) và khuếch tán nhờ cac kênh protein trên màng (khuếch tán tăng cường).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 3)

Nước được thẩm thấu qua màng nhờ kênh protein đặc biệt tên aquaporin.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 4)

Nói chung, vận chuyển thụ động là sự khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (xuôi chiều gradient nồng độ) và không tiêu tốn năng lượng của tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 5)

Tốc độ vận chuyển thụ động các chất qua màng phụ thuộc vào: nhiệt độ, nồng độ chất tan, số lượng kênh protein ... Trong đó, nồng độ chất tan đóng vai trò quan trọng nhất.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 6)

Dựa vào sự chênh lệch nồng độ chất tan của môi trường với trong tế bào, người ta chia môi trường thành 3 loại: ưu trương, nhược trương và đẳng trương.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 7)

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 8)

2. Vận chuyển chủ động

Là kiểu vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

Các phân tử được vận chuyển qua bơm protein, muốn bơm hoạt động, tế bào phải cung cấp cho nó ATP.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 9)

Vận chuyển chủ động giúp tế bào lấy được các chất cần thiết ngay cả khi chúng có nồng độ thấp hơn bên trong tế bào.

3. Xuất bào và nhập bào

Là hình thức vận chuyển các đại phân tử như protein, đường đa, DNA, … không thể đi qua protein xuyên màng. Tế bào vận chuyển các chất này thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 10)

Thực bào thường thấy ở vi khuẩn, trùng roi, amip ... hay các tế bào bạch cầu thực bào vật lạ, hoặc ở các tế bào niêm mạc ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng nhờ ẩm bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 11)

Sơ đồ tư duy trao đổi chất qua màng sinh chất:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ảnh 12)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Câu 1: Cho các đặc điểm sau:

(1) Kích thước nhỏ.

(2) Tan trong nước.

(3) Tan trong lipid.

Đặc điểm của chất được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất là

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2).

C. (1), (3).

D. (2), (3).

Đáp án đúng là: C

Trong hình thức vận chuyển thụ động, các chất có kích thước nhỏ, không phân cực (không tan trong nước), tan trong lipid được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hình thức vận chuyển thụ động?

A. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao mà không cần tiêu tốn năng lượng.

B. Các chất có kích thước lớn, phân cực, tan trong nước sẽ được vận chuyển thụ động nhờ các kênh protein xuyên màng.

C. Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất luôn cần có sự tham gia của các kênh protein xuyên màng.

D. Các chất được vận chuyển thụ động nhờ các kênh protein xuyên màng sẽ sử dụng chung một kênh protein xuyên màng duy nhất gọi là kệnh aquaporin.

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng.

C. Sai. Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có thể cần hoặc không cần có sự tham gia của các kênh protein xuyên màng.

D. Sai. Mỗi kênh protein chỉ vận chuyển các chất có cấu trúc phù hợp.

Câu 3: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ hình thức vận chuyển nào sau đây?

A. Vận chuyển có sự biến dạng của màng tế bào.

B. Khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào.

C. Vận chuyển chủ động nhờ kênh aquaporin.

D. Thẩm thấu qua màng nhờ kênh aquaporin.

Đáp án đúng là: D

Nước được thẩm thấu qua màng nhờ kênh protein đặc biệt gọi là aquaporin.

Câu 4: Tốc độ vận chuyển thụ động các chất qua màng phụ thuộc chủ yếu vào

A. nồng độ chất tan.

B. nhiệt độ.

C. số lượng ATP.

D. số lượng kênh protein.

Đáp án đúng là: A

Nồng độ chất tan đóng vai trò quan trọng nhất trong quy định tốc độ vận chuyển các chất qua màng.

Câu 5: Dựa vào nồng độ chất tan của môi trường so với nồng độ chất tan trong tế bào, môi trường được chia thành

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Đáp án đúng là: B

Dựa vào nồng độ chất tan của môi trường so với nồng độ chất tan trong tế bào, môi trường được chia thành 3 loại: môi trường ưu trương, môi trường nhược trương, môi trường đẳng trương.

Câu 6: Trao đổi chất ở tế bào gồm

A. chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

B. trao đổi chất qua màng sinh chất và chuyển hóa vật chất trong tế bào.

C. chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất.

D. chuyển hóa năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất.

Đáp án đúng là: C

Trao đổi chất ở tế bào gồm chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất.

Câu 7: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai mặt là

A. đồng hóa và dị hóa.

B. xuất bào và nhập bào.

C. tích lũy và giải phóng.

D. chủ động và thụ động.

Đáp án đúng là: A

Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 mặt là đồng hóa và dị hóa.

Câu 8: Quá trình đồng hóa khác quá trình dị hóa ở điểm là

A. có sự giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động của tế bào.

B. có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng hóa năng thành dạng cơ năng.

C. có sự chuyển hóa vật chất từ chất phức tạp thành chất đơn giản.

D. có sự chuyển hóa vật chất từ chất đơn giản thành chất phức tạp.

Đáp án đúng là: D

Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng.

Câu 9: Quá trình trao đổi chất qua màng sinh chất là

A. quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất giữa tế bào và môi trường.

B. quá trình vận chuyển ngẫu nhiên các chất giữa tế bào và môi trường.

C. quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất theo một chiều từ môi trường vào tế bào.

D. quá trình vận chuyển ngẫu nhiên các chất theo một chiều từ tế bào ra môi trường.

Đáp án đúng là: A

Quá trình trao đổi chất qua màng sinh chất là quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất giữa tế bào và môi trường.

Câu 10: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có thể diễn ra theo mấy hình thức trong số các hình thức vận chuyển dưới đây?

(1) Vận chuyển chủ động.

(2) Vận chuyển thụ động.

(3) Xuất bào.

(4) Nhập bào.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có thể diễn ra theo cả 4 hình thức trên.

Câu 11: Môi trường có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là

A. môi trường ưu trương.

B. môi trường đẳng trương.

C. môi trường nhược trương.

D. môi trường bão hòa.

Đáp án đúng là: A

Môi trường ưu trương có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.

Câu 12: Khi muối dưa cà, sản phẩm sau khi muối bị nhăn nheo là do

A. nước trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.

B. muối trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.

C. nước trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.

D. muối trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.

Đáp án đúng là: C

Khi ngâm dưa, cà trong nước muối là môi trường ưu trương → Nước trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước → Dưa, cà sau khi muối bị nhăn nheo.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?

A. Tiêu tốn năng lượng ATP của tế bào.

B. Cần sự tham gia của protein vận chuyển.

C. Vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ.

D. Phụ thuộc vào nồng độ chất tan bên ngoài và bên trong tế bào.

Đáp án đúng là: D

Vận chuyển chủ động không phụ thuộc vào nồng độ chất tan bên ngoài và bên trong tế bào.

Câu 14: Cho các hoạt động sau:

(1) Hấp thụ nước ở rễ cây.

(2) Vận chuyển các ion khoáng ở rễ cây.

(3) Vận chuyển oxygen từ phế nang vào máu.

(4) Tái hấp thu các chất trong ống thận.

Trong các hoạt động trên, số hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

2 hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động là: (2), (4).

Câu 15: Vận chuyển chủ động và vận chuyển xuất nhập bào giống nhau ở điểm

A. đều có sự biến dạng của màng sinh chất.

B. đều cần có sự tham gia của kênh protein.

C. đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng.

D. đều cần được cung cấp năng lượng ATP.

Đáp án đúng là: D

Vận chuyển chủ động và vận chuyển xuất nhập bào giống nhau ở điểm đều cần được cung cấp năng lượng ATP.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 9: Tế bào nhân thực

Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá