Giải Lịch sử 7 trang 13 Kết nối tri thức

806
Với Giải lịch sử lớp 7 trang 13 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
 
Giải Lịch sử 7 trang 13 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 13 Lịch sử lớp 7: Thành thị trung đại ra đời thế nào?

Phương pháp giải:

B1: đọc lại nội dung trong mục 4 sgk trang 13

B2: từ khóa: cuối thế kỉ XI, thợ thủ công, xưởng sản xuất, thị trấn, thành phố, thành thị trung đại. Các mốc thời gian gắn với các sự kiện lịch sử

B3: Giải thích cụ thể trong bài

Trả lời:

Thành thị trung đại ra đời trong bối cảnh:

Cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển -> nhu cầu trao đổi hàng hóa -> thợ thủ công lập xưởng sản xuất và bán hàng -> thị trấn -> thành phố (thành thị trung đại)

Thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc thành thị cổ được phục hồi.

Câu hỏi 2 trang 13 Lịch sử lớp 7: Hãy phân tích vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại

Phương pháp giải:

B1: Quan sát sơ đồ trong sgk trang 12, 

B2: Phân tích vai trò dựa trên các yếu tố sau: Chính trị, xã hội, văn hóa. Từ khóa: phá vỡ, kinh tế hàng hóa, phong kiến tập quyền.

 (ảnh 1)

B3: Giải thích cụ thể trong bài.

Trả lời:

Vai trò của thành thị trung đại:

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 13 Lịch sử lớp 7: Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Thời gian xuất hiện

   

Hoạt động kinh tế chủ yếu

   

Thành phần cư dân chủ yếu

   

Phương pháp giải:

B1: Đọc sgk các mục 2 trang 10 và mục 4 trang 12 sgk Lịch sử 7

B2: Từ khóa: thế kỷ XI, thế kỷ XI, tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa, lãnh chúa, nông nô, thị dân. Các mốc thời gian gắn liền với các sự kiện lịch sử.

B2: Giải thích trong bài

Trả lời:

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Thời gian xuất hiện

Thế kỉ IX

Cuối thế kỉ XI

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp, thương nghiệp

Thành phần cư dân chủ yếu

Lãnh chúa, nông nô

Thương nhân, thợ thủ công

Luyện tập 2 trang 13 Lịch sử lớp 7: Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại. Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến trên.

Phương pháp giải:

Chú ý vai trò của thành thị châu Âu thời trung đại

Trả lời:

Những dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của Các-mác: "Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại”:
- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa.
- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
- Tầng lớp thị dân mới hình thành và phát triển đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa mới: Nhiều trường đại học được ra đời nhưu Bô-lô-na (I-ta-li-a)
- Thành thị mang lại bầu không khí tự do, cởi mở, nhiều thành tựu văn hóa dần nảy nở và phát triển về sau.

Vận dụng 3 trang 13 Lịch sử lớp 7: Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,…) còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay.

Phương pháp giải:

B1: Sử dụng các thiết bị có kết nối Internet tìm kiếm các tư liệu tham khảo với một số từ khóa sau: “một số thành thị trung đại tiêu biểu”, “Lịch sử hình thành và phát triển của London” hoặc “Lịch sử hình thành và phát triển của Amsterdam”,…

B2: Các mốc thời gian gắn với các sự kiện lịch sử.

B3: Giải thích trong bài

Trả lời:

Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay là:

Thành phố cổ:Besalu (Tây Ban Nha), Bamberg (Đức), Obidos Bồ Đào Nha), Bruges (Bỉ); San Gimignano (Italia),Carcassonne (Pháp); York (Anh), Regensburg (Đức)

Đại học lâu đời còn đến ngày nay: Bôlôna ở Italia, đại học Pari, đại học Oóclêăng ở Pháp, đại học Oxfdt (Oxford), đại học Kembrit (Cambridge) ở Anh, đại học Salamanca ở Tây Ban Nha, đại học Palét Mơ (Palermo) ở Italia v.v…

Xem thêm lời giải Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Lịch sử 7 trang 10 

Giải Lịch sử 7 trang 11 

Giải Lịch sử 7 trang 12 

Giải Lịch sử 7 trang 13 

Đánh giá

0

0 đánh giá