Giải Sinh học 10 trang 50 Chân trời sáng tạo

1.2 K

Với Giải Sinh học 10 trang 50 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 trang 50 Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 50 Sinh học 10: Tại sao khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng đào thải mô được ghép?

Phương pháp giải:

Chức năng nhận biết tế bào của màng sinh chất: các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của cơ thể khác.

Trả lời:

Các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của cơ thể khác. Do đó, sao khi cấy ghép mô từ người này sang người kia, các glycoprotein sẽ nhận biết mô này là từ có thể khác nên các mô này sẽ bị cơ thể người nhận đào thải.

IV. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất

Câu hỏi 21 trang 50 Sinh học 10: Dựa vào kiến thức đã học ở Bài 6, hãy mô tả lại cấu tạo của thành tế bào thực vật. Từ đó, giải thích tại sao thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Phương pháp giải:

Cấu tạo vi sợi cellulose: Mỗi vi sợi cellulose được cấu tạo từ rất nhiều phân tử cellulose. Mỗi phân tử cellulose được liên kết với nhau từ các đơn phân D-glucose, nối với nhau bằng liên kết 1,4-β-glucoside tạo thành mạch thẳng không phân nhánh.

Trả lời:

- Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein). Các đơn phân D-glucose, nối với nhau bằng liên kết 1,4-β-glucoside tạo thành mạch thẳng cellulose, các mạch thẳng này liên kết với nhau tạo thành vi sợi cellulose. Các vi sợi cellulose xếp chồng lên nhau tạo nên thành tế bào.

- Vì được cấu tạo từ các vi sợi cellulose nên thành tế bào có tính vững chắc, nên thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Luyện tập trang 50 Sinh học 10: Tại sao khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào khác và toàn bộ cơ thể?

Phương pháp giải:

Giữa thành của hai tế bào có phiến giữa (có bản chất là polysaccharide) giúp liên kết hai tế bào với nhau, tương tự như chất nền ngoại bào ở động vật. Ngoài ra, giữa hai tế bào thực vật còn có cầu sinh chất, đây là con đường lưu thông xuyên suốt giữa các tế bào thực vật với nhau.

Trả lời:

Khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh, bệnh sẽ di chuyển đến các tế bào lân cận qua cấu sinh chất và lan truyền đến tất cả các tế bào của thực vật. Do đó khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào khác và toàn bộ cơ thể.

Câu hỏi 22 trang 50 Sinh học 10: Mô động vật được giữ ổn định nhờ có cấu trúc nào?

Phương pháp giải:

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào động vật được bao phủ bởi chất nền ngoại bào có cấu tạo chủ yếu từ glycoprotein liên kết với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau, có vai trò như"chất keo" kết dính các tế bào cạnh nhau tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.

Trả lời:

Chất nền ngoại bào có vai trò kết dính các tế bào cạnh nhau tạo thành mô, giúp mô giữ được cấu trúc ổn định.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 10 trang 42

Giải Sinh học 10 trang 43

Giải Sinh học 10 trang 44

Giải Sinh học 10 trang 45

Giải Sinh học 10 trang 46

Giải Sinh học 10 trang 47

Giải Sinh học 10 trang 48

Giải Sinh học 10 trang 49

Giải Sinh học 10 trang 51

Đánh giá

0

0 đánh giá