Giải Sinh học 10 trang 32 Chân trời sáng tạo

537

Với Giải Sinh học 10 trang 32 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 trang 32 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 21 trang 32 Sinh học 10: Quan sát Hình 6.13, hãy lập bảng phân biệt ba loại RNA dựa vào các tiêu chí sau: dạng mạch (kép hay đơn, xoắn hay thẳng), liên kết hydrogen (có hay không có).

Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 13)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 6.13 và đưa ra nhận xét.

Trả lời:

Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 14)

Luyện tập trang 32 Sinh học 10: Tại sao thế hệ con thường có nhiều đặc điểm giống bố mẹ?

Phương pháp giải:

DNA có vai trò lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

Trả lời:

Thông tin di truyền DNA được truyền đạt qua các thế hệ, từ đời này qua đời khác nhờ quá trình tái bản DNA trong phân bào, do đó thế hệ con thường có nhiều đặc điểm giống bố mẹ.

Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 15)

 

Vận dụng trang 32 Sinh học 10: Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Lipid có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo tế bào, tổng hợp vitamin và nhiều quá trình sinh lí của cơ thể.

Trả lời:

Không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn cho người béo phì mà cần giảm bớt lipid trong khẩu phần ăn vì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng.

Bài tập (trang 32)

Bài 1 trang 32 Sinh học 10: Đặc điểm nào giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào?

Trả lời:

Do có các liên kết 1,4-β-glucoside giữa các đơn phân D-glucose giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào

Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 16)

Bài 2 trang 32 Sinh học 10: Phân biệt cấu tạo, chức năng của DNA và RNA.

Trả lời:

Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 17)

Bài 3 trang 32 Sinh học 10: Hãy tìm hiểu và giải thích tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 °C mà protein của chúng không bị biến tính.

Trả lời:

Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100°C mà protein của chúng không bị biến tính, do protein của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao.

Bài 4 trang 32 Sinh học 10: Tại sao các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới?

Trả lời:

Lipit có tác dụng giữ nhiệt nên các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới.

Bài 5 trang 32 Sinh học 10: Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống nghiệm, quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở nhiệt độ 30 °C, sau hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt độ lên 50°C thì trong hai giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên nữa. Biết cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao.

Trả lời:

Khi tăng nhiệt độ lên 30°C, enzyme A (có bản chất là protein) xúc tác cho quá trình tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống nghiệm nên số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt độ lên 50°C thì enzyme A bị biến tính, làm bị mất chức năng sinh học nên quá trình tổng hợp các đoạn DNA bị dừng lại, số lượng DNA không tăng lên nữa.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 10 trang 24

Giải Sinh học 10 trang 25

Giải Sinh học 10 trang 26

Giải Sinh học 10 trang 27

Giải Sinh học 10 trang 28

Giải Sinh học 10 trang 29

Giải Sinh học 10 trang 30

Giải Sinh học 10 trang 31

Đánh giá

0

0 đánh giá