Giải Sinh học 10 trang 26 Chân trời sáng tạo

579

Với Giải Sinh học 10 trang 26 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 trang 26 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 6 trang 26 Sinh học 10: Nêu vai trò của carbohydrate. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

Carbohydrate là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào cũng như tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần của tế bào và cơ thể.

Trả lời:

- Carbohydrate là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời cũng là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể

Ví dụ: tinh bột ở thực vật, glycogen ở nấm và động vật là nguồn dự trữ năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong cơ thể.

- Carbohydrate còn tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật.

Ví dụ: thành tế bào thực vật được cấu tạo từ cellulose, thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của côn trùng được cấu tạo từ chitin, thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptidoglycan.

- Một số carbohydrate còn liên kết với protein hoặc lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất và kênh vận chuyển các chất trên màng. Các đường đơn 5 carbon (ribose, deoxyribose) tham gia cấu tạo nucleic acid.

Ví dụ: Kênh đồng vận chuyển glucose – natri có vai trò trong tái hấp thu glucose ở thận.

Luyện tập trang 26 Sinh học 10: Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao?

Phương pháp giải:

Carbohydrate là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào cũng như tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần của tế bào và cơ thể.

Trả lời:

Trong chuối chín có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất đạm, chất xơ,...trong đó có chứa nhiều tinh bột. Các vận động viên tập luyện tiêu tốn rất nhiều năng lượng, do đó các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao để bổ sung lượng đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động tập luyện.

2. Lipid

Câu hỏi 7 trang 26 Sinh học 10: Tại sao lipid không tan hoặc rất ít tan trong nước?

Phương pháp giải:

- Tính chất của nước: Nước có tính phân cực do cặp electron bị lệch về phía oxygen.

- Tính chất của lipit: Chứa nhiều liên kết C-H không phân cực.

Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Trả lời:

Lipid không tan trong nước vì các liên kết C- H trong lipit không phân cực, còn nước có tính phân cực.

Câu hỏi 8 trang 26 Sinh học 10: Lipid đơn giản được cấu tạo từ những thành phần nào?

Phương pháp giải:

- Lipid đơn giản gồm ba loại: mỡ (ở động vật) được cấu tạo từ các acid béo no (trong phân tử chỉ có liên kết đơn) nên tồn tại ở trạng thái rắn; dầu (ở thực vật và một số loài cá) được cấu tạo từ các acid béo không no (trong phân tử có liên kết đôi) nên có dạng lỏng; sáp có ở mặt trên của lớp biểu bì lá, mặt ngoài vỏ của một số trái cây, bộ xương ngoài của côn trùng, lông chim và thú.

Trả lời:

Lipid đơn giản được cấu tạo từ những thành phần: acid béo (no hoặc không no) liên kết với nhóm glycerol hoặc rượu.

Câu hỏi 9 trang 26 Sinh học 10: Cấu tạo của acid béo no và không no có gì khác nhau?

Phương pháp giải:

- Lipid đơn giản gồm ba loại: mỡ (ở động vật) được cấu tạo từ các acid béo no (trong phân tử chỉ có liên kết đơn) nên tồn tại ở trạng thái rắn; dầu (ở thực vật và một số loài cá) được cấu tạo từ các acid béo không no (trong phân tử có liên kết đôi) nên có dạng lỏng; sáp có ở mặt trên của lớp biểu bì lá, mặt ngoài vỏ của một số trái cây, bộ xương ngoài của côn trùng, lông chim và thú.

Trả lời:

Sự khác nhau về cấu tạo của acid béo no và không no: trong các phân tử acid béo no chỉ có liên kết đơn; trong các phân tử acid béo không no có liên kết đôi.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 10 trang 24

Giải Sinh học 10 trang 25

Giải Sinh học 10 trang 27

Giải Sinh học 10 trang 28

Giải Sinh học 10 trang 29

Giải Sinh học 10 trang 30

Giải Sinh học 10 trang 31

Giải Sinh học 10 trang 32

Đánh giá

0

0 đánh giá